Cần một 'trật tự ưu tiên' cho các dự án giao thông

Thiếu vốn là bài toán muôn thuở của các dự án hạ tầng giao thông, vì vậy cần có một “trật tự ưu tiên” ở quy mô toàn quốc. Theo đó, từng dự án sẽ có mức độ ưu tiên, cấp thiết khác nhau.
avatar_1564365850632

Nhiều dự án giao thông trọng điểm dang dở, trễ tiến độ nghiêm trọng. (Ảnh: Độc Lập)

“Các dự án có nguồn vốn khác nhau, có dự án sử dụng vốn vay, có dự án theo hình thức PPP huy động nguồn lực tư nhân, nhưng đều phải sử dụng một phần nguồn lực công (vốn đối ứng), địa phương nào cũng muốn có dự án được làm trước, nhưng nguồn lực thì không thể dàn trải. Vì thế, phải có một trật tự ưu tiên với các dự án, theo hướng dự án nào cần ưu tiên tập trung nguồn lực làm trước, dự án nào làm sau”, TS Vũ Đình Ánh nói.

Đồng thời, kèm theo đó là cơ chế về người quyết định các tiêu chí ưu tiên đó, tạo ra sự công bằng giữa các vùng miền, phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia và vùng khu vực, trên cơ sở đó mới “liệu cơm gắp mắm”. Không chỉ dựa trên khai thác các nguồn lực hiện có để hoàn thành các công trình đang triển khai, mà khai thác các nguồn lực khác để dồn cho các công trình ưu tiên tiếp theo.

Quan điểm cần giải quyết dứt điểm từng dự án trọng điểm trước khi triển khai các dự án khác, tuy nhiên TS Dương Như Hùng lưu ý do tiền đầu tư cho hạ tầng giao thông tại VN được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, dàn hàng ngang nên không thể lấy tiền của dự án này để đẩy sang dự án khác theo kiểu giật gấu vá vai. 

Cần giải quyết tận gốc vấn đề, đó là tìm nguồn tiền dài hạn đầu tư cho hạ tầng giao thông. Thay vì vay vốn ngân hàng, vay vốn ODA hay từ các nhà đầu tư tư nhân rồi phải trả nợ, nhà nước nên tính toán việc thu thuế bất động sản. 

Cụ thể, làm cầu, đường sẽ gia tăng giá trị bất động sản, thúc đẩy phát triển KT-XH của khu vực chịu tác động. Những người dân, doanh nghiệp, địa phương được hưởng lợi sẽ phải đóng thêm một khoản thuế để quay trở lại, tái đầu tư cho hạ tầng giao thông. 

“Các nước phát triển họ cũng đã triển khai thu thuế bất động sản từ lâu. Chỉ khi có được nguồn tài chính bền vững, VN mới thoát khỏi tình trạng giật gấu vá vai, vỡ quy hoạch đô thị vì chạy theo các nhà đầu tư”, ông Hùng nhấn mạnh.

GS-TS Nguyễn Minh Hòa gợi ý trong bối cảnh ngân sách T.Ư không đủ bố trí, nên cho phép các TP được phát hành trái phiếu dự án. Đơn cử muốn làm metro, TP HCM sẽ phát hành trái phiếu dự án metro, bán cho người dân mua trong vòng 10 - 20 năm, sau khi dự án đi vào khởi động sẽ hoàn vốn, trả dần lại cho người dân. Việc này sẽ giúp từng dự án được giải quyết dứt điểm vì đảm bảo chủ động được nguồn vốn.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.