CEO các tập đoàn khách sạn lớn dự đoán về sự trở lại 'thời hoàng kim' của ngành du lịch

CEO các thương hiệu lớn nhất của ngành khách sạn cho biết họ không mong đợi một sự thay đổi ngay lập tức sau tác động của Covid-19, nhưng tin rằng ngành du lịch sẽ trở lại thời hoàng kim.

Các nhà lãnh đạo của các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới cho biết họ tin rằng ngành công nghiệp này có thể quay trở lại thời kì hoàng kim sau khi du lịch đang lắng lại trước tác động từ Covid-19, sự kiện khủng hoảng mạnh nhất cưa từng thấy.

CEO các tập đoàn khách sạn lớn dự đoán về sự trở lại 'thời hoàng kim' của ngành du lịch - Ảnh 1.

(Ảnh: Rachel Daub/Hotel News Now)

Phát biểu trong cuộc hội thảo với chủ đề "Virtual CEOs Check-in Panel", tại Hội nghị Đầu tư Công nghiệp Khách sạn Quốc tế NYU lần thứ 42 diễn ra ở Mỹ.

"Khoảng trước 3 tháng vừa qua, tôi đã nghe mọi thành viên trong hội đồng lặp đi lặp lại rằng chúng ta đang ở thời kì hoàng kim của du lịch, và hầu hết mọi người đều tin rằng như vậy", Chris Nassetta, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Hilton nói. "Bây giờ, thật khó để cảm thấy những điều tốt đẹp trước đó bởi những gì mà khủng hoảng đang diễn ra. Nhưng khi chúng tôi vực dậy sau hai đến ba năm tới, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ lại trở lại thời kỳ hoàng kim của du lịch, khi nhu cầu và mong muốn đi lại, lưu trú của mọi người là không thể ngăn cản".

Sébastien Bazin, Chủ tịch và giám đốc điều hành của AccorHotels cho biết, để ngành công nghiệp phục hồi, các nhà lãnh đạo cần nhận ra họ phải đối mặt với một tình huống có nhiều ẩn số và ít câu trả lời hơn, và có thể giao tiếp tích cực với nhân viên của họ.

"Chúng tôi giao tiếp nhiều nhất có thể với nhân viên, cho dù họ có bị xáo trộn hay không", ông nói. "Chúng tôi nói với họ ưu tiên hàng đầu là sức khỏe, thứ hai là gia đình và tiếp đó là công việc". 

Arne Sorenson, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Marriott International cho biết, cuộc khủng hoảng đang diễn ra là khó khăn nhưng điều đó cũng là cơ hội mới cho ngành công nghiệp khách sạn.

David Kong, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Best Western Hotels & Resorts, cho biết ông rất phấn khích trước phản ứng của toàn ngành đối với khủng hoảng và nỗ lực của các công ty dịch vụ chăm sóc con người.

"Các chương trình như sáng kiến Giữ an toàn của Hiệp hội Khách sạn và Nhà nghỉ ở Mỹ cho thấy những người kinh doanh trong ngành luôn đề cao vấn đề quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng, và chứng minh rõ ràng tất cả chúng ta đang cùng nhau làm điều này", ông nói.

Keith Barr, Giám đốc điều hành của Tập đoàn khách sạn InterContinental nói: "Đối với tất cả chúng ta, một năm kỉ lục với rất nhiều điều may mắn đến, nhưng cũng có những rủi ro bất ngờ tới mà không thể chuẩn bị trước. Và một điều bạn phải học hỏi là nhanh chóng khôi phục công việc kinh doanh".

Mark Hoplamazian, Chủ tịch và CEO của Tập đoàn khách sạn Hyatt cho biết, thông điệp gửi đến nhân viên của Hyatt là việc chăm sóc bản thân nên là ưu tiên hàng đầu của họ, đây không nhất thiết là phản ứng đầu tiên của nhiều người hiếu khách. "Bạn phải đảm bảo an toàn sức khỏe của mình trước khi giúp đỡ người khác. Đó là một bài học lớn đối với chúng tôi, bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với những cộng đồng lớn".

Nhìn vào sự phục hồi

Đa số các giám đốc điều hành trong hội nghị đều đồng thuật một nhận định về sự phục hồi của ngành sẽ mất từ hai đến ba năm. Trong thời gian đó, ngành công nghiệp khách sạn sẽ thay đổi các gải pháp theo từng tình hình, nhưng cũng giữ nguyên những phương châm chung.

"Khi vực dậy sau ba năm, công việc kinh doanh sẽ trông giống như cách đây ba đến bốn tháng trước khi có dịch", ông Nass Nassetta nói. "Mọi thứ sẽ khác đi và sẽ phát triển. Tất cả chúng ta sẽ phải làm việc và liên kết với các địa phương để tồn tại". 

Ông Sorenson cho biết, Mỹ có thể sẵn sàng cho nhu cầu du lịch nội địa mạnh mẽ. Ông cũng lưu ý rằng Mỹ và Trung Quốc trong lịch sử có số lượng khách du lịch nội địa mạnh nhất.

Gia nhập các thương hiệu lớn

Ông Bazin dự đoán tình hình hiện tại sẽ là một hồi chuông báo tử cho các nhà điều hành thương hiệu khách sạn nhỏ hơn và có khả năng đẩy các khách sạn thương hiệu độc lập và nhỏ hơn đến với tập đoàn lớn.

"Tôi muốn nói 10% đến 15% hoặc tới 20% những thương hiệu xung quanh chúng ta biến mất", ông nói. "Tôi không hài lòng về điều đó, nhưng quy mô quan trọng hơn bao giờ hết và nhiều tập đoàn lớn sẽ là người hưởng lợi từ quy mô đó".

Trong một phiên hỏi đáp sau hội thảo, Hoplamazian và Nassetta cho biết các công ty của họ có nhu cầu chuyển đổi chủ sở hữu mạnh mẽ, rất nhiều trong số đó đến từ các khách sạn độc lập đang tìm kiếm sức mạnh tạo ra nhu cầu của các thương hiệu.

"Tôi cảm thấy tự tin rằng chúng tôi sẽ thực hiện nhiều chuyển đổi hơn trong vài năm tới, nhưng liệu điều đó có đạt được mức suy thoái lớn hay không (có tới 40% tăng trưởng đến từ chuyển đổi), tôi không biết chắc điều đó", ông nói. "Nhưng chúng tôi đang làm nhiều hơn vì nhiều chủ sở hữu muốn gia nhập hệ thống để tận dụng khả năng của chúng tôi".

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.