Tỉ lệ lấp đầy phòng khách sạn trong nền kinh tế bị suy thoái đã giảm mạnh kể từ khi những người biểu tình xuống đường từ tháng 6 năm ngoái. Đôi khi, các cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng biểu tình với cảnh sát khiến khách du lịch sợ hãi, e ngại việc đến đây, đặc biệt là khách Trung Quốc đại lục và nhóm khách du lịch có thu nhập cao.
Tiếp đó, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã thành "giáng đòn" mạnh mẽ vào ngành công nghiệp khách sạn của Hồng Kông khi kinh doanh bị ảnh hưởng từ lệnh cấm du lịch và hủy chuyến bay.
Reeves Yan, Giám đốc điều hành của CBRE cho biết: "9 trên 10 khách sạn hiện đang không còn khách du lịch nữa và họ chỉ còn cách duy nhất là dựa vào nhu cầu lưu trú trong nước. Tất cả chỉ có thể trông đợi vào điều đó".
Ngành công nghiệp khách sạn đã công bố tỉ lệ lấp đầy chung là 29% trong tháng 2 so với 91% cùng kì một năm trước đó, Tổng cục Du lịch Hồng Kông cho biết, khi lượng khách đến giảm 98% trong tháng.
Giờ đây, với phần lớn địa giới hành chính đóng cửa với Trung Quốc đại lục và hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, một số khách sạn ở Hồng Kông đang đóng cửa hoặc dành thời gian để cải tạo.
Các tập đoàn đầu tư có khách sạn ba và bốn sao trong khu vực như Casa Deluxe Hotel, Butterfly on Morrison và 2 chi nhánh của Empire Hotels, đã đóng cửa trong ba tháng qua.
Khách sạn InterContinental nhìn ra bến cảng Hồng Kông đã đóng cửa vào tuần trước để trải qua một cuộc cải tạo kéo dài 2 năm, và buộc khoảng 500 người rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhiều khách sạn quốc tế 5 sao đã ghi nhận tỉ lệ lấp đầy phòng chỉ với một chữ số vào tháng 2 và tháng 3. Những khách sạn này có dự trữ nguồn vốn nhiều hơn để có thể chống chọi kéo dài hơn trong gian đoạn khó khăn này so các khách sạn nhỏ hơn.
Tuy nhiên, các khách sạn nhỏ đều phải có kế hoạch điều chỉnh ngân sách, phải tự tìm cách để tồn tại, bao gồm bằng cách cung cấp các kì nghỉ dài hạn, cải tạo hoặc thậm chí chuyển đổi thành văn phòng, các chuyên gia tư vấn tài sản cho biết.
Số lượng giao dịch tài sản thương mại giảm xuống mức thấp mới trong quí đầu tiên, dữ liệu bất động sản cho thấy. Mặc dù không có giao dịch khách sạn, nhà môi giới Cushman & Wakefield hi vọng điều đó sẽ thay đổi từ quí II.
"Người bán hiện sẵn sàng giảm giá thêm 10% sau khi đã giảm 10% sau sự cố xã hội (các cuộc biểu tình diễn ra), các cuộc mua bán đang quay trở lại thị trường để tìm kiếm những món hời khi hiện cho thấy dịch bệnh đang hạ nhiệt", Tom Ko, Giám đốc điều hành của Cushman & Wakefield cho biết.
Tập đoàn CBRE cho biết có khoảng một tá tài sản khách sạn để bán, mà giá không cao.
Nhưng nhiều nhà môi giới cho biết, các cuộc đàm phán có thể kéo dài, vì người mua đang yêu cầu giảm giá một nửa trong khi người bán không dễ dàng muốn "đổ" tài sản của mình đi dù gặp khó khăn.
"Các ngân hàng hiếm khi thu hồi tài sản của khách sạn, bởi vì nó rất khó bán", Thomas Lam, Giám đốc điều hành của Knight Frank nói.
Nhóm mua tiềm năng các tài sản của khách sạn chủ yếu là các công ty cổ phần tư nhân địa phương, nhà phát triển và nhà điều hành "co-living" (mô hình sống hiện đại với không gian chung được chia sẻ bởi những bạn trẻ có cùng sở thích và công việc).
Các nhà điều hành "co-living" sẽ biến các tài sản thành nhà để sinh hoạt chung, nơi cư dân có phòng riêng nhưng chia sẻ các khu vực chung như phòng khách và nhà bếp. Khách sạn Paris gồm 37 phòng gần khu vực mua sắm Cửu Long sầm uất đã từ bỏ hợp đồng thuê, được điều hành bởi nhà điều hành "co-living" LINKo Living vào tháng 4 với giá 230.000 đô la Hồng Kông (khoảng hơn 695 triệu đồng) mỗi tháng.
Các khoản đầu tư "co-living" thường mang lại lợi khoảng 4% đến 5%, nhiều hơn các khoản đầu tư bất động sản chính thống khác, Yan của CBRE cho biết.
Warburg Pincus có 2 cơ sở ở Hồng Kông và 2 lần k2 trương trong năm nay, cho biết họ đặt mục tiêu mở rộng của mình để có 3.000 giường trong năm đến bảy năm tới. Hiện nay họ có 700 giường và vẫn đang tìm kiếm tài sản bao gồm các cửa hàng và khách sạn phù hợp trong ngân sách.
Tỉ lệ lấp đầy của ngành lưu trú trong quý đầu tiên là 85%, giảm nhẹ so với 95% vào tháng 1 và cuối năm ngoái. Hiện 50 phần trăm khách lưu trú là người nước ngoài.
"Khi thị trường không tốt, chúng tôi được hưởng lợi từ những người muốn linh hoạt và họ hiểu về việc phải chuyển đổi", Sachin Doshi, người sáng lập và CEO của Wea nói.
Không giống như các hợp đồng thuê nhà truyền thống đòi hỏi ít nhất một cam kết một năm, "co-living" cung cấp sự linh hoạt của các kì nghỉ ngắn hạn.
Oootopia, thuộc sở hữu của Arch Capital có trụ sở tại Hồng Kông sở hữu 3 cơ sở lưu trú trong thành phố, tất cả đều được chuyển đổi từ các khách sạn ba sao, cho biết họ sẽ không loại trừ việc mua nếu thấy giá hời, mặc dù sẽ rất thận trọng. "Bạn sẽ muốn quan sát nhiều hơn và sẽ lựa chọn nếu giá sẽ trở nên hấp dẫn. Đây không phải là thời điểm để mở rộng nhanh chóng".
Yan của CBRE cho biết nhiều chủ khách sạn vẫn cố gắng duy trì và hi vọng mọi thứ sẽ được cải thiện sau 2 đến ba tháng tới. "Họ có muốn bán lỗ không? Chúng tôi chưa thấy điều đó ... Tôi thấy nhiều chủ khách sạn vẫn tích cực về triển vọng của Hồng Kông".