Nhiều chủ khách sạn tại Vũ Hán, Trung Quốc đang kêu gọi sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương trong việc trang trải tiền lương cho nhân viên và chi phí thuê mặt bằng vì hiện giờ khách sạn vẫn đang trong tình trạng vắng khách.
Meisu Fengshang, một khu phức hợp cho khách thuê ở Vũ Hán, đã vắng khách kể từ tháng 1/2020 khi dịch bắt đầu lây lan nhanh. Hoạt động kinh doanh sau đó phải tạm dừng vì Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/1.
Tuy nhiên, kể từ lúc lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào hôm 8/4, tình hình vắng khách vẫn tiếp tục do khách du lịch hạn chế đi lại để tránh lây nhiễm dịch bệnh.
"Hơn 80% khách của chúng tôi là khách du lịch hoặc người đi công tác. Trong lúc này, mọi người hầu hết đều ngại đi du lịch", Ma Ling, chủ sở hữu khu phức tạp Meisu Fengshang cho biết.
Cô cho rằng tình trạng ế ẩm này sẽ tiếp tục kéo dài thêm ít nhất nửa năm. "Nếu cứ tiếp tục như thế này, chúng tôi sẽ phá sản trong 2 tháng nữa và sẽ phải dọn đồ quay về nhà", cô nói.
Vào ngày 13/4, Ma Ling đã cùng hàng trăm quản lí khách sạn, căn hộ cho thuê khác ở Vũ Hán gửi thư lên chính quyền địa phương kêu gọi giúp đỡ. Họ nói rằng, họ sẽ phải tạm dừng kinh doanh vì giá thuê cao, các chi phí phát sinh và nhu cầu của du khách ít.
"Chúng tôi dự đoán sẽ có một làn sóng lớn đối với các khách sạn, căn hộ vừa và nhỏ. Chúng có thể sẽ phải đóng cửa vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6. Và sau đó, nhiều người sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp", trong bức thư viết.
Họ kêu gọi chính quyền địa phương thực hiện các chính sách khuyến khích như trợ cấp, bảo lãnh cho vay, giảm tiền cho thuê nhà, quảng cáo và phiếu giảm giá để có thể khôi phục kinh doanh.
Trong lá thư cũng viết thêm, vào ngày 24/1, chỉ một ngày sau khi có lệnh phong tỏa tại Vũ Hán, hàng trăm quản lí khách sạn ở Vũ Hán đã tình nguyện cung cấp chỗ ở cho nhân viên y tế trong suốt thời gian bùng phát dịch bệnh. Tổng cộng có 200.000 cơ sở lưu trú trị giá khoảng 20 triệu nhân dân tệ (2,8 triệu usd).
Khi thành phố dỡ bỏ phong tỏa và người dân bắt đầu quay trở lại làm việc, các khách sạn vẫn đang chật vật với các khoản tiền thuê nhà, điện và nước, tiền vay, tiền lương nhân viên... Với việc không có thu nhập trong suốt thời gian qua, các khách sạn sẽ cần một năm để khôi phục.
Cô Ma Ling cho biết, cô đã phải trả 100.000 nhân dân tệ/tháng để thuê 20 phòng và trả lương cho nhân viên. Ngoài ra, cô cũng phải chi thêm 20.000 nhân dân tệ vào các chi phí phát sinh.
"Mặc dù đã cố gắng thương lượng giảm tiền thuê nhà nhưng nhiều phòng thuộc sở hữu của các cá nhân và họ cũng cần tiền để trả các khoản thế chấp của họ", Ma Ling chia sẻ.
Vào tháng Hai, chính phủ Vũ Hán đã đưa ra một loạt các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm khuyến khích giảm tiền thuê nhà, hoãn thuế và cắt giảm hóa đơn điện nước. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp nói rằng họ chưa rõ các chính sách này ra sao và không biết có áp dụng cho họ hay không.
Zhou Juan, chủ khách sạn Lovebird, hi vọng chính phủ có thể giúp thương lượng với chủ nhà để giảm tiền thuê nhà hoặc ít nhất giảm được các chi phí. Vợ chồng bà đang bị mất 30.000 nhân dân tệ/tháng do không hoạt động.
"Có quá nhiều áp lực đè lên người chúng tôi. Chúng tôi không tạo ra dịch bệnh này, nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác", bà nói.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020