CEO Viettel: 'Không có gì trong tay sẽ có cơ hội thắng nhiều hơn là có mọi thứ trong tay'

Sáng nay tại Hội nghị khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel đã có những chia sẻ cực kì hay và thú vị về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
 
ceo viettel khong co gi trong tay se co co hoi thang nhieu hon la co moi thu trong tay
Sáng nay tại Hội nghị khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có sự góp mặt của Ceo Viettel.

Cụ thể trong buổi hội nghị ông chia sẻ rằng: "Cách mạng là cái mới thay đổi cái cũ, những doanh nghiệp mới sẽ thay thế doanh nghiệp cũ và Đại học kiểu mới sẽ thay thế kiểu cũ".

Ông đã đưa ra hàng loạt sự khác biệt về vấn đề trước đây – bây giờ.

Trước đây học để đi làm thì bây giờ làm để học, cần phải thực hành, thực tiễn, trai nghiệm trước rồi học sau, trước đây cái gì chúng ta không biết thì chúng ta đi học giờ biết mới học, cần phải có cái gốc thì mới có thể học nhanh và giỏi được.

Trước đây học sâu chuyên ngành, chỉ học một ngành nhưng bây giờ chúng ta có thể học đa ngành, mở rộng cơ hội liên kết giữa các ngành và kỹ năng học giữa các ngành, càng nhiều ngành càng tốt để biết thêm được nhiều thứ.

ceo viettel khong co gi trong tay se co co hoi thang nhieu hon la co moi thu trong tay
Trong buổi hội nghị Ceo Viettel đã đưa ra hàng loạt sự khác biệt về vấn đề trước đây – bây giờ. Ảnh: Hương Nguyễn

Trước đây học trong trường là chính nhưng bây giờ học càng mở càng tốt, chỉ nói ngôn ngữ bình thường người với người nhưng bây giờ con người có thể nói đa ngôn ngữ, giao tiếp được với nhiều người trên các đất nước.

Trước đây nhà trường dạy học sinh tìm cách giải quyết vấn đề và coi cách giải quyết vấn đề nhưng bây giờ dạ học sinh tìm ra vấn đề để giải quyết. Thực tế mọi cái được ảo hoá, trước đây học What, How giờ học Why.

Người giỏi nhất có thể là người dốt nhất, người thay đổi thế giới là người nói nhưng bây giờ người thay đổi thế giới chính là người khai sáng, là người hỏi vì chỉ khi hỏi mới có sự sáng tạo, sự hiểu biết hơn là nói.

ceo viettel khong co gi trong tay se co co hoi thang nhieu hon la co moi thu trong tay
Trong hội nghị Ceo Viettel đã chia sẻ trước đây nhà trường dạy học sinh tìm cách giải quyết vấn đề và coi cách giải quyết vấn đề nhưng bây giờ dạ học sinh tìm ra vấn đề để giải quyết.

Nhà trường trước đây dạy sinh viên khi ra trường phải là mắt xích của công ty nhưng bây giờ sinh viên khi ra trường phải là giám đốc của một công ty do chính mình thành lập, tập hợp các nguồn lực khác nhau để gây dựng sự nghiệp riêng.

Trước đây, chúng ta dạy - học, làm nghiên cứu trong thế giới thực là các phòng thí nghiệm rất tốn kém vật tư, vật liệu, thời gian. Bây giờ chúng ta đã có thể nhìn thế giới thực từ thế giới ảo, cho nên chúng ta có thể biến môi trường ảo thành môi trường mô phỏng hơi hướng thế giới thực vừa nhanh, vừa tiết kiệm.

Trước đây, tiền lương thường có mặt bằng. Bây giờ, nhân sự cạnh tranh chất lượng khác biệt dẫn đến mức lương khác biệt, chênh lệch nhiều.

ceo viettel khong co gi trong tay se co co hoi thang nhieu hon la co moi thu trong tay
Trong buổi hội nghị Ceo Viettel đã nói trước đây, cạnh tranh là chúng ta làm giống người khác nhưng tốt hơn. Bây giờ, cạnh tranh là sự khác biệt.

Trước đây, chúng ta phấn đấu trở thành trường đại học như MIT (Học viện công nghệ số 1 thế giới tại Mỹ) nhưng bây giờ chúng ta phấn đấu trở thành trường đại học làm khác, học khác, dạy khác và... hơn MIT.

Trước đây, chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên thì cơ hội tìm kiếm giáo viên là không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên là tất cả những người có chuyên môn đại học, có đam mê dạy học.

Trước đây, chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Việt Nam. Bây giờ chúng ta tìm người trong số 7 tỷ người trên thế giới thì cơ hội lớn hơn rất nhiều.

Trước đây, người giỏi nhất là giỏi nhất. Bây giờ, người giỏi nhất có thể là người dốt nhất. Bởi họ có xu thế ít học hỏi người xung quanh mình; trong khi người dốt lại đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra những ai giỏi nhất trên thế giới, học hỏi họ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.