Cha mẹ phải chuẩn bị tâm lý để không bị sốc khi con bước vào tuổi dậy thì

Tiến sĩ Tâm lí học giáo dục tại Seattle US, ông Charles Mackenzie cho biết khi bước vào tuổi dậy thì, con sẽ xa cách với bố mẹ hơn.

Nuôi con đã là một “cuộc chiến” của cha mẹ, và “cuộc chiến” ấy càng khó khăn, chông gai hơn khi con bước vào giai đoạn dậy thì. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, trước hết cha mẹ phải biết rằng, trong giai đoạn này ở con có những thay đổi gì?

Trả lời câu hỏi ấy, trong cuộc hội thảo “Cuộc chiến tuổi dậy thì”, Tiến sĩ Tâm lí học giáo dục tại Seattle US, ông Charles Mackenzie cho biết một trong sự thay đổi của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì đó là khả năng tư duy. Các con sẽ có tầm nhìn chắc chắn, nhân sinh quan vững vàng, đúng sai và yêu ghét rõ ràng. Trẻ thường khó bảo, không hợp tác khi người lớn đưa ra một yêu cầu, đề nghị.

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ trải qua nhiều sự biến đổi về khả năng trí tuệ, sự phát triển cảm xúc. (Ảnh: Dân trí)

Bên cạnh đó, cảm xúc cũng có nhiều biến đổi, đầu tiên có thể dễ nhận thấy là sự xa cách hơn với bố mẹ. Một trong những câu hỏi mà ông Charles Mackenzie thường xuyên nhận được từ phụ huynh đó là: “Dạo này con không còn hứng thú nói chuyện với tôi nữa. Không biết tôi có làm gì sai hay không?” Ông giải thích rằng đây là một hiện tượng rất bình thường khi trẻ muốn có không gian riêng.

Trẻ rất thích ngủ, ăn đồ ăn vặt, thường rất bừa bộn đặc biệt trong phòng ngủ. Tìm hiểu về giới tính, trẻ dễ bị hấp dẫn bởi người khác giới. Giai đoạn này, trẻ thường cư xử theo cảm xúc nhất thời nên dễ dàng thích người này, người kia, tuy nhiên cha mẹ nên tôn trọng điều đó.Với những sự biến đổi về tâm lý, trẻ có thể đặt những câu hỏi có chiều sâu như: Mục đích của cuộc đời mình là gì? Mình có thể cống hiến và đóng góp gì cho xã hội? Ai là người bạn thân của mình để có thể có mở lòng, chia sẻ, tâm sự những khúc mắc? Làm thế nào để vượt qua những hoài nghi về bản thân? Mình có thể làm gì và có những khả năng gì? Thầy cô có phải bạn thân của mình không? Mình có thể tiếp tục tin tưởng bố mẹ nữa hay không?

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ dễ có những rung động đầu đời. (Ảnh: Tri thức trực tuyến)

Ở độ tuổi này, teen thường có khuynh hướng tâm lý đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác, dễ rơi vào khủng hoảng, ảo tưởng hoặc thất thường trong cảm xúc. Bố mẹ và thầy cô phải làm gì để đồng hành cùng con trên chặng đường có nhiều sự thay đổi này? Điều đầu tiên đó là khích lệ, động viên, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tìm ra những người chung sở thích. Đồng thời người lớn cũng cần phải tôn trọng khoảng trời riêng của trẻ.

Trẻ vị thành niên sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, cha mẹ phải bắt được tần số cảm xúc của con để đưa ra câu trả lời hợp tình và hợp lý nhất. “Cha mẹ cần sử dụng ngôn ngữ thương yêu. Ví dụ một bạn nam bị thất tình thì cha mẹ không nên trả lời lý trí rằng cô gái đó không hợp với con, bố mẹ cô ấy không có nghề nghiệp ổn định. Thay vì thế, chúng ta hãy trả lời một cách cảm xúc và biết chia sẻ ví dụ như bố mẹ biết là con rất đau khổ, khó chịu, bố mẹ cũng đã từng trải qua và hoàn toàn thấu hiểu con”, ông Charles Mackenzie chia sẻ.

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi
Cha mẹ cần bắt sóng cảm xúc của con để đưa ra những câu trả lời hợp tình hợp lý. (Ảnh: Mindtots)

Cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con và nhớ lại rằng chúng ta cũng đã từng trải qua giai đoạn ấy. Chúng ta hãy nhớ lại xem tại thời điểm ấy bố mẹ đã đối xử với chúng ta như thế nào. Học tập những điều tốt từ bố mẹ, rút kinh nghiệm từ những điều bố mẹ chưa làm được để áp dụng với con mình. Ông cũng cho rằng tuổi dậy thì thường thích thể hiện cá tính riêng. Những người làm cha mẹ hãy nhạy cảm và tinh tế, biết kiềm chế bản thân và không bị sốc trước những điều này.

Tiến sĩ Charles Mackenzie khẳng định: “Đừng quá kỳ vọng vào con và đừng khiến con thất vọng về bản thân mình. Đây là điều cực kỳ quan trọng để con tự tin trong cuộc sống. Phụ huynh phải thật thận trọng khi đưa ra kỳ vọng đối với con cái. Khi con không đạt được những điều mong muốn thì cha mẹ cũng không nên tỏ thái độ nặng nề. Các thầy cô cũng vậy, cần phải có tư duy về năng lực của mỗi bạn để đưa ra yêu cầu về bài tập phù hợp. Không tạo áp lực cho con bằng các kỳ vọng quá cao”.

Lên cấp 2, con vẫn còn bé tuy nhiên không còn là một đứa trẻ. Phụ huynh cần tôn trọng con. Cha mẹ không đưa ra các áp đặt cho con cái và phải là tấm gương, làm mẫu cho con học tập và làm theo. Tuyệt đối không được tranh cãi trước mặt con cái vì khiến trẻ cảm thấy mất an toàn ngay trong căn nhà của mình.

XEM THÊM

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi Khi con ở tuổi dậy thì và muốn quan hệ tình dục, bố mẹ nên làm gì?

Khi con cái có những câu hỏi về tuổi dậy thì, kể cả chuyện muốn xem và quan hệ tình dục thật khiến cho nhiều ...

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi Cách dạy kỹ năng sống cho con gái tuổi dậy thì

Tỷ lệ căng thẳng, mất thăng bằng ở con gái gái cao hơn hẳn so với nam giới khi đến tuổi dậy thì. Đây là ...

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi 2 'cú hích' giúp trẻ cao lớn khi dậy thì

Theo PGS.TS. Lê Thị Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để trẻ phát triển tối đa chiều cao tối đa ...

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi Con trẻ dậy thì sớm, phụ huynh phải làm thế nào?

Dậy thì sớm ở trẻ là thực trạng xảy ra trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều trường hợp cho thấy dậy ...

cha me phai chuan bi tam ly de khong bi soc khi con buoc vao tuoi day thi Dạy con tuổi dậy thì, mẹ phải là bạn

Khi con đến tuổi dậy thì, sự thay đổi cả về tâm và sinh lý khiến việc dạy con của nhiều phụ huynh trở nên ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.