Chàng trai sửa giày miễn phí cho người nghèo trên phố Sài Gòn

Hàng ngày tấm biển “Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”, vẫn được Nguyễn Bá Cường treo ngay ngắn trước tủ giày di động của mình.
chang trai sua giay mien phi cho nguoi ngheo tren pho sai gon Chuyện người Sài Gòn tử tế: Trà đá tình người!
chang trai sua giay mien phi cho nguoi ngheo tren pho sai gon Chuyện người Sài Gòn tử tế: Quán cơm 2.000 đồng giữa lòng thành phố
chang trai sua giay mien phi cho nguoi ngheo tren pho sai gon
Nguyễn Bá Cường (cu Beo), hàng ngày vẫn cần mẫn mưu sinh trên phố và sửa giầy miễn phí cho người lao động nghèo.

Nguyễn Bá Cường (tên thường gọi là Beo - 19 tuổi) hành nghề sửa giày tại con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM) được nhiều người lao động nghèo biết đến như một nơi chia sẻ với mọi người lúc gian khó nhất.

Beo cho biết, nhà ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) và nghỉ học từ năm lớp 6. “Em học cũng dở, ở lại lớp tới 3 năm. Biết sức học của mình và hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em xin bố mẹ nghỉ học sớm. Bố đi làm nhạc công hát cho những đám tiệc. Mẹ ở nhà lo cho bà ngoại vì mấy năm bà bị bệnh. Học tệ quá nên em xin nghỉ nhường cho em trai học”, Beo nói.

Thấy Beo nghỉ học hay chơi bời lêu lổng với đám bạn cùng lứa trong xóm nên anh Nguyễn Thanh Tuấn (người địa phương) kêu đến và dạy cho nghề sửa giày. Đến nay, Beo đã học được hơn 2 năm và đã “ra trường”. Tấm biển sửa giày miễn phí cũng được anh Tuấn làm để hướng Beo phải biết giúp đỡ những người khó khăn.

chang trai sua giay mien phi cho nguoi ngheo tren pho sai gon
Nghỉ học từ sớm, Beo chọn nghề đóng, sửa giầy dép với mơ ước sau này sẽ có được một cửa hàng giầy, dép.

Beo kể: “Em học sửa giầy dép xong ra đi làm thì thấy nhiều hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình, họ quý trọng đôi giày, đôi dép của mình lắm mà khi rách thì lại không có tiền sửa, nên em sửa miễn phí cho họ luôn”.

Vừa nói chuyện tay vẫn thoăn thoắt những mũi chỉ Beo cho biết, sau khi để tấm biển “nhận sửa giày dép miễn phí” cũng có nhiều người đến hỏi thăm, động viên, có người còn tài trợ cho nguyên bộ đồ sửa giầy nên rất vui, có thêm động lực để tiếp tục với công việc. Nhiều cô chú hành nghề vé số, chạy xích lô hay xe ôm mua đôi dép cũng phải đắn đo nhưng khi dép bị hư muốn sửa cũng không dễ. Giá sửa đơn giản một đôi giày ít nhất cũng vài chục ngàn bằng cả ngày công đi làm.

Bởi vậy dù giày dép hư các cô chú vé số cũng tự mua keo về dán lại nên chỉ đi được hai ba ngày. “Gắn tấm bảng này nhiều người tự tin vào để sửa giày, dép hơn. Hơn hai năm làm em cũng không nhớ đã sửa biết bao nhiêu đôi giày, dép miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn như vậy”, Beo nói.

chang trai sua giay mien phi cho nguoi ngheo tren pho sai gon
Hai anh em Cường, Hải vẫn miệt mài mưu sinh và không quên giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

Đang trò chuyện một người đàn ông bán vé số đi tới: “Con ơi sửa giúp bác đôi dép nhưng sửa rẻ rẻ nha con”. Beo đưa hai tay đón lấy đôi dép cười nói: “Bác ơi, con sửa miễn phí cho bác nên bác đừng lo. Đôi dép này bị gãy mũi và mòn đế và đứt chỉ hết rồi. Con dán lại đế và may lại những chỗ bị đứt chỉ nha”. Sau 30 phút đôi dép da đã làm xong được Beo trao lại cho khách. Người đàn ông cảm ơn rồi lại hối hả đi ra đường với sấp vé số dày cộm trên tay.

Một người làm nghề xe ôm ở khu vực chợ Bàn Cờ chia sẻ: “Cách đây mấy tháng, tôi cũng có đem đôi dép đứt quai cho Beo may lại, khi sửa xong nó nhất định không lấy tiền. Thật sự cảm kích với tấm lòng của thằng nhỏ, khu này ai cũng biêt về công việc sửa giày miễn phí cho người nghèo của Beo”.

chang trai sua giay mien phi cho nguoi ngheo tren pho sai gon
Đằng sau cánh cửa tủ giầy là những dòng chữ nghuệch ngoạc là phương trâm sống của cậu bé Beo.

Cuộc sống của chú bé này tuy còn nghèo khó nhưng Beo biết cách sống và sống cho đi. Cả câu em viết nghuệch ngoạc trên cánh của tủ đựng giày "Sống là phải biết lao động mới thành công trong cuộc sống, sống thật thà mới thành người được quý trọng" như một câu tâm niệm mỗi ngày em phải nhớ khi mở cánh cửa tủ lấy giày cho khách. Beo đang lao động không chỉ cho em mà cho cả gia đình còn nhiều khốn khó nhưng Beo vẫn luôn nghĩ đến cả những người khốn khó khác. Thật đáng quý.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn – thầy dạy sửa giày cho Beo chi sẻ: “22 năm trước tôi cũng hay ăn chơi, lêu lổng, cũng được một người thầy kêu đến dạy cho được cái nghề sửa giày và chỉ bảo cách làm người. Giờ mình cũng chỉ và hướng dẫn lại cho các em. Cũng có 4, 5 em thanh niên trong xóm theo tôi học nghề. Ngoài việc truyền cho các em cái nghề để có công việc ổn định mình cũng dạy các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh, biết chia sẻ với những mảnh đời khốn khó hơn mình”.

chọn
Chung cư Hà Nội đã cắt sốt
Theo lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc, khi mọi người xếp hàng để mua BĐS thì có nghĩa thị trường đang FOMO. Dự báo 3-6 tháng tới, khi lãi suất điều chỉnh tăng để giải quyết vấn đề tỷ giá, nhu cầu mua trên thị trường sẽ giảm.