Bếp ăn miễn phí ở viện mang tên liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Chiều cuối tháng 7 Quảng Ngãi vẫn còn nắng nóng, hai phụ nữ mặc áo blouse trắng cặm cụi trong khu bếp Bệnh viện Đặng Thùy Trâm.
Thai phụ cùng con tử vong vì uống thuốc diệt cỏ
Giao dịch đáng sợ ở 'chợ’ bán tinh trùng Hà Nội

Hai chị là Trần Thị Kim Nhung và Huỳnh Thị Minh Phương, hai chuyên viên Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đặng Thùy Trâm ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Chị Nhung bảo rằng, 6 năm qua chị em "đỏ lửa" ở khu bếp bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Chiều 26/7, chị Phượng chiên sườn ốp lết, còn chị Nhung làm trứng chiên. Đó là hai món trong bữa ăn tối hôm ấy của bệnh nhân nghèo trong bệnh viện, ngoài ra còn canh bí đao và đậu bắp luộc.

17h chiều, nắng hanh vàng chiếu vào trong căn bếp, các nhân viên dinh dưỡng cặm cụi lau chùi khay, hộp và chuẩn bị đũa, muỗng. Họ tỉ mẩn cho từng muỗng cơm và sắp thức ăn vào khay, bày biện trên bàn rồi đầy nắp, chuẩn bị đưa lên xe đẩy đến từng khoa. Tại đây, những hộp cơm được trao tận tay bệnh nhân.

bep an mien phi o vien mang ten liet si dang thuy tram
Các chuyên viên dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Đặng Thùy Trâm soạn bữa ăn cho bệnh nhân. Ảnh: Phạm Linh.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm tiền thân là Bệnh xá Đức Phổ, nơi anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

12 năm trước, chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân nghèo, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn không có nơi nương tựa, bác sĩ Huỳnh Thanh Phương, nguyên giám đốc bệnh viện cùng đồng nghiệp và một cựu lãnh đạo huyện Đức Phổ tổ chức bếp ăn tình thương để giúp đỡ họ.

Nguồn tài trợ cho bếp ăn chủ yếu từ một phụ nữ Việt kiều là bạn học thuở nhỏ với bác sĩ Phương, và những người quê Đức Phổ lập nghiệp thành công ở TP HCM.

Bác sĩ Võ Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện Đặng Thùy Trâm cho biết: "Ngoài đóng góp của các nhà hảo tâm, y bác sĩ, nhân viên bệnh viện cũng góp hai ngày lương trong tháng".

Năm 2012, bệnh viện thành lập Khoa Dinh dưỡng với một bác sĩ trưởng khoa, hai điều dưỡng và ba nhân viên. Nhiệm vụ của khoa là nghiên cứu suất ăn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Từ đó đến nay, bếp ăn do khoa này đảm nhiệm.

Lấy bút mực ghi lên bảng những món ăn vừa nấu, bác sĩ Võ Thùy Trang - Trưởng khoa Dinh dưỡng cho biết, mỗi suất ăn trị giá 17.000 đồng, cao hơn so với cơm bình dân ngoài quán. Riêng bệnh nhân chạy thận còn nhận được suất bánh ngọt và sữa trị giá 13.000 đồng.

"Chúng tôi phải ghi lại thực đơn hôm nay để chuẩn bị món ăn cho ngày mai không bị trùng, giúp bệnh nhân ngon miệng, không chán ăn", bác sĩ Trang tiết lộ.

Bệnh viện hợp đồng với một siêu thị lớn ở Đức Phổ để đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. "Mỗi bữa ăn, chúng tôi đều lấy mẫu lưu trong 24 giờ để kiểm tra chất lượng thực phẩm", bác sĩ trưởng khoa dinh dưỡng nói.

bep an mien phi o vien mang ten liet si dang thuy tram
Y bác sĩ đẩy xe cơm đến từng khoa trao tận tay bệnh nhân. Ảnh: Phạm Linh.

Vợ chồng cụ Lê Thị Vinh là bệnh nhân quen thuộc tại viện. Các con lập gia đình riêng nhưng cuộc sống không dư dả, vợ chồng cụ Lê Thị Vinh nương tựa vào nhau trong cảnh khó khăn, bệnh tật. "Được bác sĩ điều trị và phát cơm miễn phí như thế này bà mừng lắm, đỡ lo bao nhiêu", cụ Vinh nói.

Chồng mất sớm, chị Chung một mình gồng gánh gia đình, nuôi 3 đứa con ăn học. Lao động nặng trong thời gian dài nên chị bị thoái hóa cột sống. Những ngày nằm trên giường bệnh, chị được các y, bác sĩ tận tình điều trị, được nhận cơm và sữa từ bếp ăn tình thương.

Chị Chung cảm động: "Mấy cô nhân viên nấu ăn luôn hỏi 'Chị ăn có ngon không? Thức ăn mặn hay lạt để tụi em còn biết chừng nêm nếm cho vừa miệng?'. Người phụ nữ niềm nở: "Trên đời này cũng còn nhiều người tốt bụng vậy đó".

bep an mien phi o vien mang ten liet si dang thuy tram
Bệnh nhân nhận suất cơm do nhân viên Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Đặng Thùy Trâm nấu. Ảnh: Phạm Linh.

Trung bình mỗi bữa ăn bệnh viện nấu khoảng 35 suất cho bệnh nhân nghèo.

Lãnh đạo bệnh viện cho biết, hiện nay điều kiện của khoa dinh dưỡng còn hạn chế. "Chúng tôi mong muốn có thiết bị mới cho bếp và thêm bác sĩ, nhân viên trong tương lai. Mục tiêu của bệnh viện là nghiên cứu sâu hơn và cung ứng bữa ăn dinh dưỡng tiết chế cho từng người bệnh với bệnh lý riêng biệt", bác sĩ giám đốc bệnh viện nói.

Ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND Quảng Ngãi đánh giá, hoạt động của bếp ăn tình thương Bệnh viện Đặng Thùy Trâm là thường xuyên và bài bản nhất trong tỉnh. "Hành động đẹp của các bác sĩ, nhân viên đã lan tỏa đến các bệnh viện khác trong tỉnh", ông Dũng nói.

bep an mien phi o vien mang ten liet si dang thuy tram Ăn ngay vảy cá để sống trường thọ và chữa các bệnh nan y

Những bà nội trợ khi chế biến thường bỏ vảy cá đi mà không biết rằng, trong vảy cá chứa rất nhiều những chất dinh ...

bep an mien phi o vien mang ten liet si dang thuy tram Trò chơi điện tử giúp cải thiện bệnh béo phì

Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Pennington của LSU lần đầu tiên cho thấy, trò chơi điện tử kết hợp ...

bep an mien phi o vien mang ten liet si dang thuy tram Một bé gái tại Cà Mau tử vong do bệnh ho gà

Ngày 24/7, Trung tâm Y tế thành phố Cà Mau thông tin, đơn vị vừa có báo cáo nhanh về hoạt động giám sát, xử ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.