Đề xuất đưa thuốc mới chữa viêm gan C vào danh mục BHYT để người bệnh hưởng lợi |
Trẻ em suýt thiệt mạng vì người lớn bỏ thuốc độc vô chai nước ngọt |
Thông tin từ ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, trung bình bệnh viện tiếp nhận từ 2-3 ca/ngày, có những đêm có tới 5 ca. Theo lời bác sĩ, đa số các ca cấp cứu đều ở tình trạng ngộ độc thuốc rất nặng. Trong đó có trường hợp của nữ bệnh nhân N. (38 tuổi, Hải Dương).
Người nhà bệnh nhân cho biết, do mâu thuẫn với gia đình nên bệnh nhân N. tự uống một chai thuốc diệt cỏ chọn lọc Butachlor và một chai diệt cỏ cháy paraquat.
Sau khi được đưa vào bệnh viện huyện cấp cứu, bệnh nhân được chuyển đến BV Bạch Mai.
Các bác sĩ đã rất tích cực điều trị, tiến hành lọc máu nhưng do bệnh nhân đã uống lượng lớn chất độc nên tình trạng bệnh rất nặng. Gia đình đã xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự.
Hình minh họa |
Mặc dù được điều trị tích cực và lọc máu nhưng do uống một lượng lớn chất độc nên tình trạng bệnh nhân rất nặng, sáng 26/7, gia đình đã xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự.
Ngoài ra còn một trường hợp vô cùng đau lòng, đó là người phụ nữ mang thai do mâu thuẫn chuyện rất nhỏ với chồng đã uống thuốc cỏ tự tử. Hậu quả, cả người phụ nữ và đứa con trong bụng đều tử vong.
BS Nguyên cho biết, dù đã nhiều lần các bác sĩ lên tiếng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông về độc tính cao của paraquat nhưng tại Trung tâm Chống độc vẫn tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc loại hóa chất này.
Được biết, paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Người bệnh sẽ tỉnh táo cho đến khi chết vì suy hô hấp, suy gan, suy tạng. 70 - 90% bệnh nhân sẽ không thể qua khỏi nếu uống từ 50ml thuốc diệt cỏ trở lên dù được điều trị tích cực, lọc máu. Hiện nay, dù paraquat đã bị cấm - Bộ NN-PTNT đã quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng phải đến tháng 2/2019 thuốc mới hết hiệu lực lưu hành. |
'Giật mình' gần 1/2 học viên 4 huyện Hà Nội có dư lượng thuốc BVTV trong máu
Các loại thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc cỏ xâm nhập vào Việt Nam dễ dàng với giá bán rất rẻ khiến cho nông dân và ... |
Loại thuốc tạo bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử chữa trị bệnh sốt rét
Loại thuốc chữa bệnh sốt rét đầu tiên được các nhà chức trách Mỹ “bật đèn xanh” trong 60 năm trở lại đây. |
Bệnh trầm cảm: Hãy lạc quan trong thời điểm tối tăm và bế tắc
“Nếu như bạn gặp phải bệnh trầm cảm, đừng bi quan với nó mà hãy tự tin để đi qua căn bệnh này!”. Đây là ... |