5 thứ bạn 'không nên chạm vào' khi đến bệnh viện

Đây đều là những nơi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và tất cả mọi người ra vào bệnh viện đều thường xuyên chạm vào những nơi này. Nếu chạm vào, bạn nên rửa tay thật sạch sau đó.
5 thu ban khong nen cham vao khi den benh vien

Tay vịn trên giường bệnh có thể là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.

SHUTTERSTOCK

Rèm quanh giường bệnh

Vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật gây bệnh khác có thể bám vào bất kỳ bề mặt nào. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Infection Control, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 18 tấm rèm che bao quanh giường bệnh trong vòng hai tuần, theo Reader’s Digest.

Từ lúc mới làm sạch đến sau hai tuần, các tấm rèm này đã chứa đầy khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh Staphylococcus aureus (MRSA). Nó có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, từ nhiễm trùng da đến viêm phổi, viêm tủy xương, theo Reader’s Digest.

Tay vịn trên giường bệnh

Vi khuẩn gây bệnh có thể sống nhiều tuần trên thép không gỉ và các bề mặt cứng khác trong bệnh viện. MRSA có thể sống trên đó đến một năm, trong khi những vi khuẩn như Clostridium difficile gây tiêu chảy có thể sống đến vài tháng.

Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều thường xuyên chạm vào tay vịn trên giường bệnh nên đó trở thành nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.

Vì vậy, mọi người khi nuôi bệnh người thân hãy lau tay vịn bằng nước khử trùng hằng ngày.

Nút bấm thang máy

Bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện và nhiều người khác thường xuyên sử dụng thang máy. Do đó, bất kỳ vi khuẩn gây bệnh nào họ tiếp xúc ở rèm cửa hay tay vịn giường đều có thể lây nhiễm sang các nút bấm thang máy.

Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Antimicrobial Resistance & Infection Control, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 48 nút bấm thang máy khác nhau. Họ phát hiện 1/3 số đó xuất hiện khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA.

Ngoài ra, các nút thang máy này còn có vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy và Acinetobacter gây viêm phổi, viêm màng não, theo Reader’s Digest.

Nút bấm thang máy là một trong những nơi ít được vệ sinh trong bệnh viện. Chúng thường không được vệ sinh hay khử trùng đúng mức nên có rất nhiều vi khuẩn trên đó.

Cách phòng ngừa tốt nhất là nên rửa tay sau khi chạm vào hoặc sử dụng khăn giấy hay khăn ăn để ấn nút khi dùng thang máy, các chuyên gia khuyến cáo.

Tay vịn ghế dành cho người khám bệnh

Tay vịn của những băng ghế dành cho người khám bệnh hay thân nhân người bệnh có thể chứa nhiều vi khuẩn Enterococci kháng kháng sinh. Chúng có thể khiến vết nhiễm trùng khó lành hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Reader’s Digest.

Tay nắm cửa

Một vị trí không thể không nhắc đến khác là tay nắm cửa. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và mọi người lui tới bệnh viện đều thường xuyên chạm vào tay nắm cửa.

Các nghiên cứu cho thấy có đến 30% tay nắm cửa chứa khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA. Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là rửa sạch tay trước và sau khi đến bệnh viện, các chuyên gia cho biết.

5 thu ban khong nen cham vao khi den benh vien Bố bế con bị thương đi khắp bệnh viện tìm bác sĩ: Không kỉ luật vì kíp trực chỉ đi ăn cơm

Lãnh đạo bệnh viện cho rằng các bác sĩ không bỏ ca trực mà chỉ đi ăn cơm nên không tiến hành kỉ luật.

5 thu ban khong nen cham vao khi den benh vien Mùa dịch, phát bệnh... vì kiếm chỗ chích ngừa

Do bị cắn hơn chục vết ở ngón tay nên tôi được nhiều người khuyên nên đi chích ngừa cho chắc dù là chó nhà.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.