Cháy tòa nhà chọc trời, làm thế nào để thoát ra?

Ngày càng có nhiều các tòa nhà chọc trời mọc lên tại các khu đô thị lớn và điều này đặt ra một câu hỏi là với những tòa nhà chọc trời thì công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn khi xảy ra hỏa hoạn là như thế nào?
 

Các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng,... hiện nay đều có rất nhiều các chung cư cao tầng, các tòa nhà chọc trời như: Keangnam Hanoi (72 tầng), Lotter (65 tầng), Bitexco Financial (68 tầng), Vietcombank Tower (35 tầng), Saigon One Tower (42 tầng), Diamond Flower (34 tầng), Mường Thanh Luxury Nha Trang (45 tầng), Saigon Times Square (40 tầng),...

Vậy câu hỏi mà rất nhiều người dân đang sống trong những khu chung cư cao tầng, những tòa nhà chọc trời đặt ra là: Tôi sống ở tầng 40 thì khi cháy có được thang cứu hộ cứu không?

Bởi theo thiết kế kỹ thuật xe thang chữa cháy có tầm vươn cao tối đa 52m tương đương với tầng 17-18 ở Việt Nam. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc có gió mạnh hay không. Do đó chỉ hiệu quả đảm bảo chỉ từ tầng 15 trở xuống. Vậy, với những người dân sinh sống tại những tầng cao hơn tầng 18 thì có cháy ở những tầng ngay dưới, thang cứu hộ không thể tiếp cận do quá cao hoặc do ngọn lửa quá lớn thì những người mắc nạn phải làm sao?

chay toa nha choc troi lam the nao de thoat ra
Tòa nhà Keangnam - tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay.

Điều đầu tiên khi có hỏa hoạn xảy ra là phải phát hiện được kịp thời, càng sớm càng tốt. Phát hiện khi ngọn lửa còn nhỏ thì càng dễ kiểm soát và tránh được những hậu họa khôn lường. Để phát hiện được ngọn lửa sớm tại các khu chung cư cao tầng, các tòa nhà chọc trời thì hệ thống PCCC tự động như: chuông báo cháy, còi báo cháy, cảm biệt nhiệt, cảm biến khói hay vòi phun nước tự động (sprinkler) phải hoạt động tốt.

Đồng thời, lực lượng PCCC tại cơ sở phải nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác vị trí xảy ra cháy, chất cháy là gì. Nhanh chóng thông báo tới những người đang ở trong tòa nhà. Đồng thời hướng dẫn và có phương án di dời người dân càng nhanh càng tốt. Khi xảy ra hỏa hoạn tại các tòa nhà cao tầng, chung cư cao thì ưu tiên trước nhất là phải thông báo tới người dân càng nhanh càng tốt.

Sau khi được thông báo về việc xảy ra cháy, người dân cần nhanh chóng thoát xuống đất bằng lối thang bộ thoát hiểm, bởi khi này thang máy đã được ngắt hoạt động. Lưu ý, cần phải kiểm tra xem lối thang bộ thoát hiểm có bị khói tràn vào không.

Nếu không có khói mới được thoát theo đường này. Còn khi thấy thang bộ thoát hiểm có khói tràn vào thì phải lập tức quay trở lại bên trên. Đóng chặt cửa nhà, các cửa sổ và dùng băng keo dán chặt các khe hở có thể khiến khỏi xông vào nhà. Lúc này, có thể sủ dụng khăn đỏ, thảm đỏ treo phía ngoài ban công để lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện.

Trong lúc chờ được giải cứu, cần bình tĩnh. Nếu có khói tràn vào nhớ sử dụng khăn mặt ướt che kín miệng, mũi để khỏi hít phải khói độc. Vì khói độc phần lớn có chứa các hạt bụi nên sẽ bị mắc ở mặt bên ngoài của khăn mặt. Hoặc sử dụng mặt nạ phòng độc để kéo dài thêm thời gian chờ lực lượng PCCC tới cứu.

Trường hợp nhà ở trên tầng quá cao không nên sử dụng thang dây thoát hiểm để đu xuống. Bởi đã có trường hợp đu dây xuống rồi ngã xuống đất tử vong. Phần lớn các nạn nhân chết trong các vụ hỏa hoạn nhà cao tầng là do ngạt khói, hít phải khói độc không có oxi. Do đó, không để khói độc tràn vào phổi là cách kéo dài thêm cho mình cơ hội được sống.

Hiện nay, ngày càng có nhiều các tòa nhà chọc trời, chung cư cao tầng mọc lên tại các thành phố lớn. Điều này khiến cho hệ thống PCCC phải ngày càng được nâng cấp, hiện đại và đáng tin cậy. Bởi khi có cháy ở những tòa nhà này, việc chữa cháy rất khó khăn và gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/4 - 26/4): Khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, TP Phan Thiết sẽ mở rộng  thêm 94 km2
Sắp thông xe cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo; khởi công nút giao phức tạp nhất trên vành đai 3 TP HCM; khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.