Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: Những đóng góp to lớn của hậu phương

Trong những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, vượt lên trên sự nguy hiểm đến tính mạng, sự thiếu thốn về vật chất, dù sức vóc nhỏ bé, phụ nữ Việt Nam luôn có mặt và góp phần quan trọng vào các thắng lợi của nhiều chiến dịch, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tại chiến dịch này, các chị em không chỉ đảm nhận công tác hậu cần, tiếp vận, cứu thương mà còn trực tiếp cầm súng đánh địch.

Gánh vác công việc ở hậu phương, tích cực chi viện sức người sức của cho tiền tuyến

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hậu phương luôn giữ vai trò rất quan trọng. Hậu phương có ổn định mới đảm bảo việc cung cấp mọi nhu cầu cho mặt trận, ổn định tinh thần chiến sỹ ngoài mặt trận.Trong khi hầu hết nam giới được động viên ra tiền tuyến, mọi công việc ở hậu phương phần lớn do phụ nữ gánh vác. 

Bất chấp những khó khăn về thiên tai, sự phá hoại và đàn áp của giặc, các chị vẫn bám làng, bám ruộng để sản xuất. Có nơi nhân dân cất giấu thóc ngay tại địa phương để cung cấp cho bộ đội và du kích hoạt động ở vùng địch hậu.Cùng với đó, các chị em cũng tích cực chi viện sức người sức của cho tiền tuyến. 

Ở các địa phương, các chị em phụ nữ đã động viên chồng con nhập ngũ. Từ khu 5 trở ra đã có gần 2.000 gia đình có từ 3-4 quân nhân trở lên. Hàng vạn gia đình có từ 1-2 quân nhân.

Hầu hết nam giới được động viên ra tiền tuyến, mọi công việc ở hậu phương phần lớn do phụ nữ gánh vác

Một số gia đình có hai, ba con gái và con dâu cùng nhập ngũ. Ở vùng tạm bị chiếm (Hải Phòng, Thái Bình), bất chấp địch o ép mạnh, nhiều phụ nữ vẫn bí mật cùng các đội dân công ra vùng tự do để lên mặt trận Điện Biên Phủ. Nhiều chị em có con nhỏ vẫn tình nguyện đi phục vụ chiến dịch.

Ở các địa phương khác, chị em phụ nữ cũng tích cực vận động mọi người đóng góp của cải vật chất cho chiến dịch, như tặng quần áo ấm cho người đi dân công, đặc biệt, chị em phụ nữ vùng Tây Bắc cùng với gia đình đã đóng góp nhiều nhất cho chiến dịch về xe đạp, thuyền bè, voi, ngựa để thồ hàng...

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: Những đóng góp to lớn của hậu phương - Ảnh 1.

Các chiến sỹ xung kích của ta lợi dụng địa hình địa vật tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam để tấn công và tiêu diệt cứ điểm này thuộc tuyến phòng thủ phía Bắc của địch, ngay trong ngày mở đầu chiến dịch 13/3/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Hăng hái tham gia mở đường

Đảng ta nhận định khó khăn lớn nhất của ta ở Điện Biên Phủ là vấn đề hậu cần, mà chủ yếu là vấn đề đường sá. Nếu đường sá không được giải quyết thì không thể vận chuyển được. Tuy nhiên, Điện Biên Phủ xa hậu phương, địa hình hiểm trở, địch tập trung đánh phá ác liệt các đường giao thông hòng ngăn chặn đường tiếp tế của ta. Đèo Pha Đin là nơi địch ném bom 18 ngày liền, có ngày tới 300 quả bom.

Địch thả bom hạng nặng để tiêu hủy mặt đường, kèm theo là bom nổ chậm vùi sâu dưới đất và hàng trăm quả bom bướm nổ chậm, chạm nhẹ là nổ ngay.

Để để đáp ứng yêu cầu của chiến dịch, cùng với bộ đội, dân công nam, nữ đã tham gia "chiến dịch làm đường" trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của địa hình và thời tiết miền núi. Họ không chỉ đấu tranh với bom đạn của địch mà còn phải đương đầu với thiên nhiên như mưa lũ, muỗi rừng, đói rét...

Trên khắp các tuyến đường giao thông quan trọng tới Điện Biên Phủ, hàng nghìn phụ nữ gồm cả người Kinh, người Tày, người Mường, người Thái, người Mông tham gia chiến dịch làm đường. Nhờ đó, mạng lưới đường chiến lược gồm cả các bến vượt sông, các bến phà dự bị đến Điện Biên Phủ đều được mở rộng và sửa chữa tạo điều kiện thuận lợi để gạo và đạn dược đến được khu tập kết.

Tại đèo Lũng Lô, phà Tạ Khoa, ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin... anh, chị em dân công túc trực ngày đêm để đảm bảo giao thông thông suốt. Vì vậy, trong cả chiến dịch kéo dài, địch thả khoảng 6.000 tấn bom lên trung tuyến, nhưng chỉ có sáu, bảy ngày đêm xe bị tắc.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ nữ đã góp trên 2 triệu ngày công, chiếm 50% số ngày công phục vụ toàn chiến dịch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: Những đóng góp to lớn của hậu phương - Ảnh 2.

21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Tiếp vận, cứu thương và nuôi dưỡng thương binh

Ngoài phụ nữ trong các binh chủng quân đội, trên khắp các tuyến cung cấp và hoả, tuyến phụ nữ đều có mặt. Họ làm cả những công việc nặng nhọc trong điều kiện bom đạn nguy hiểm để vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược cho bộ đội; tải thương; nuôi dưỡng thương binh và làm cấp dưỡng...

Tại tuyến vận tải thủy khó khăn nhất là Nậm Na, nhiều nữ dân công miền xuôi, vốn chưa quen với sông nước đã cố gắng rèn luyện để điều khiển mảng chuyển lương một cách thành thạo. Chị thì vác những bao hàng nặng so với sức vóc bé nhỏ của mình; chị thì xông pha giữa bom đạn để cứu hàng, ngụy trang hàng; nhiều nữ thanh niên xung phong trèo đèo, lội suối vác đạn cối 105 ly vào các trận địa pháo... Những phụ nữ làm công tác tải thương cũng hết lòng vì thương binh, sẵn sàng nhường áo mưa, áo bông cho thương binh lúc trời giá rét... Nhiều chị đã hy sinh trong khi phục vụ chiến dịch.

Phụ nữ các dân tộc Tây Bắc là một trong những lực lựợng có đóng góp to lớn cho chiến dịch. Do quen địa hình nên chị em phụ nữ Lai Châu đã làm tốt công tác dẫn đường; cùng với bộ đội, dân công ngày đêm vượt suối băng rừng để tiếp vận, dựng lán, làm hầm cho thương binh, đào hào chống xe tăng địch.

Nhờ có sự đóng góp to lớn của phụ nữ mà trong suốt thời gian dài chiến dịch, bộ đội được ăn đủ tiêu chuẩn, thương binh được đưa kịp thời về hậu phương và được chăm sóc chu đáo.

Tham gia lực lượng vũ trang tiêu diệt sinh lực địch

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, địch phải tập trung đối phó với ta ở Điện Biên Phủ nên ở nhiều nơi khác chúng bị sơ hở. Nhân đó, chiến tranh du kích của ta có điều kiện phát triển mạnh, nhằm tiêu hao sinh lực địch, kìm giữ lực lượng địch tăng cường cho Điện Biên Phủ.

Chỉ tính từ 1951-1954, có gần 1 triệu chị em tham gia dân quân du kích. Nữ du kích đã tham gia nhiều trận đánh, phối hợp với bộ đội chủ lực phá đường giao thông, uy hiếp nhiều vị trí của địch.

Ngoài phụ nữ trong các binh chủng quân đội, trên khắp các tuyến cung cấp và hoả, tuyến phụ nữ đều có mặt. Họ làm cả những công việc nặng nhọc trong điều kiện bom đạn nguy hiểm để vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược cho bộ đội; tải thương; nuôi dưỡng thương binh và làm cấp dưỡng...

Tại tuyến vận tải thủy khó khăn nhất là Nậm Na, nhiều nữ dân công miền xuôi, vốn chưa quen với sông nước đã cố gắng rèn luyện để điều khiển mảng chuyển lương một cách thành thạo. Chị thì vác những bao hàng nặng so với sức vóc bé nhỏ của mình; chị thì xông pha giữa bom đạn để cứu hàng, ngụy trang hàng; nhiều nữ thanh niên xung phong trèo đèo, lội suối vác đạn cối 105 ly vào các trận địa pháo... Những phụ nữ làm công tác tải thương cũng hết lòng vì thương binh, sẵn sàng nhường áo mưa, áo bông cho thương binh lúc trời giá rét... Nhiều chị đã hy sinh trong khi phục vụ chiến dịch.

Phụ nữ các dân tộc Tây Bắc là một trong những lực lựợng có đóng góp to lớn cho chiến dịch. Do quen địa hình nên chị em phụ nữ Lai Châu đã làm tốt công tác dẫn đường; cùng với bộ đội, dân công ngày đêm vượt suối băng rừng để tiếp vận, dựng lán, làm hầm cho thương binh, đào hào chống xe tăng địch.

Nhờ có sự đóng góp to lớn của phụ nữ mà trong suốt thời gian dài chiến dịch, bộ đội được ăn đủ tiêu chuẩn, thương binh được đưa kịp thời về hậu phương và được chăm sóc chu đáo.

Tham gia lực lượng vũ trang tiêu diệt sinh lực địch

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, địch phải tập trung đối phó với ta ở Điện Biên Phủ nên ở nhiều nơi khác chúng bị sơ hở. Nhân đó, chiến tranh du kích của ta có điều kiện phát triển mạnh, nhằm tiêu hao sinh lực địch, kìm giữ lực lượng địch tăng cường cho Điện Biên Phủ.

Chỉ tính từ 1951-1954, có gần 1 triệu chị em tham gia dân quân du kích. Nữ du kích đã tham gia nhiều trận đánh, phối hợp với bộ đội chủ lực phá đường giao thông, uy hiếp nhiều vị trí của địch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: Những đóng góp to lớn của hậu phương - Ảnh 3.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu "Chiến sỹ Điện Biên Phủ" cho những chiến sỹ lập công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Cùng bộ đội và dân quân du kích tấn công liên tục trên khắp các vùng xung yếu; tham gia nhiều trận đánh, tiêu diệt nhiều vị trí địch ở Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh; bức địch bỏ hàng loạt vị trí quan trọng ở Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Hà Đông; mở rộng các khu căn cứ của ta ở tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng. Đường số 5, yết hầu của địch ở đồng bằng Bắc Bộ đã bị quân ta phục kích, đánh đổ nhiều đoàn tàu và kìm chân 14 tiểu đoàn địch.

Nhiều nơi chị em phụ nữ cùng với nhân dân và bộ đội bao vây đồn bốt, chống càn rất anh dũng. Ở Hà Nội, du kích xã Long Biên dùng bãi sông Bồng Lai, Hạ Trại làm căn cứ, chịu đựng thiếu thốn đào hầm nguỵ trang, đánh địch, thăm dò địch giúp cán bộ hoạt động.

Nhờ kiên trì bám trụ, đến tháng 4/1954, du lích Gia Lâm trở thành chỗ dựa cho bộ đội chủ lực đánh phá 18 máy bay địch ở sân bay Gia Lâm. Nếu tính cả cuộc kháng chiến, có chị đã tham gia đánh địch hàng chục trận như chị Ngô Thị Mùi 25 trận, chị Nguyễn Thị Vân 15 trận...

Đấu tranh chống địch vận

Đấu tranh chống địch bắt lính, địch vận là một công tác đặc biệt quan trọng trong kháng chiến. Do tình trạng thiếu quân số ngày càng trầm trọng, trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, địch ra sức thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh." Chúng đã bắt cả thanh niên dưới 18 tuổi và phụ nữ đi lính và làm mật thám.

Đảng coi công tác đấu tranh chống địch bắt lính là một nhiệm vụ trọng yếu và chỉ thị: Phá kế hoạch bắt lính của địch là một nhiệm vụ quân sự và chính trị quan trọng của ta bên cạnh nhiệm vụ tác chiến. Phụ nữ vùng sau lưng địch vừa phải bảo vệ bản thân vừa phải tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh trực diện với địch, bằng nhiều hình thức: đấu tranh từ thấp đến cao.

Công tác đấu tranh chống địch bắt lính, địch vận, ngụy vận của chị em góp phần phá tan âm mưu "dùng người Việt trị người Việt" của địch, hạn chế khả năng chúng tăng quân lên Điện Biên Phủ

Ngày 7/5/1954, tại Quảng Bình, 200 phụ nữ lăn ra đường cản xe của địch đi bắt lính. Ở Gò Công, phụ nữ cùng cụ già, thiếu nhi vác giáo mác bao vây tháp canh gọi địch ra hàng. Phong trào chống bắt lính phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tại Hà Nội, chị em có nhiều hình thức để chồng, con, em mình không phải đi lính như cho con em lẩn tránh hoặc tự gây thương tích để khỏi bị bắt lính; tổ chức từng đoàn gồm các cụ, chị em đang mang thai, có con nhỏ đi đấu tranh cho chồng, con trở về; tổ chức tiếp xúc với tân binh rồi đánh tháo tập thể...

Trước sức mạnh của nhân dân, quân địch ở nhiều nơi đã mang vũ khí ra hàng. Công tác đấu tranh chống địch bắt lính, địch vận, ngụy vận của chị em góp phần phá tan âm mưu "dùng người Việt trị người Việt" của địch, hạn chế khả năng chúng tăng quân lên Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: Những đóng góp to lớn của hậu phương - Ảnh 4.

Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN).

Trong một báo cáo gửi về Pháp, tướng Nava báo cáo rằng trong số 16.000 người Việt Nam vừa bắt vào quân đội thì 14.000 người đã đào ngũ. Tỷ lệ số lính không phục tùng mệnh lệnh chỉ huy lên tới 90%.

Ngoài ra, phụ nữ hậu phương còn có nhiều hoạt động khác làm suy yếu kẻ địch trên các mặt trận kinh tế, văn hóa ở khắp các vùng đô thị, nông thôn, vùng tự do, vùng tạm bị chiếm. Các cuộc biểu tình, bãi công, bãi khoá liên tiếp nổ ra. Các cơ sở kinh tế của địch luôn bị phá hoại. Những chiến dịch tuyên truyền, cổ động nhằm vạch trần âm mưu của địch, khuyếch trương thanh thế của ta thường xuyên được tổ chức. Chị em còn tổ chức những hoạt động nhằm ủng hộ các chiến sỹ Điện Biên Phủ như Hội mẹ chiến sỹ chăm sóc thương binh, quyên góp quà gửi cho bộ đội, tổ chức phong trào lên Điện Biên đón thương binh về chăm sóc... Nhiều chị em đã kết hôn với thương binh.

Có thể nói, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong việc phục vụ các chiến dịch. Họ chính là những người góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1952: "Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng".

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: Những đóng góp to lớn của hậu phương - Ảnh 5.

(Nguồn: TTXVN)

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.