Chính phủ vẫn muốn giữ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Bỏ hay giữ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông là vấn đề từng được đặt ra khi sửa đổi Luật Giáo dục.
chinh phu van muon giu ki thi tot nghiep trung hoc pho thong
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày báo cáo.

Bỏ hay giữ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là vấn đề từng được đặt ra khi sửa đổi Luật Giáo dục.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là dự án đã được thảo luận từ kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Sau đó, Quốc hội thống nhất mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và đổi tên dự án luật trên thành dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Chiều 8/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án luật này.

Thi là cần thiết

Thảo luận tại Quốc hội kỳ họp trước, đa số ý kiến cho rằng, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, điều chỉnh việc dạy học và kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục phổ thông, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục.

Để tránh lãng phí trong việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, chỉ nên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình cho những học sinh có nhu cầu.

Để đảm bảo phân luồng, liên thông trong toàn hệ thống, cần nghiên cứu cơ chế tạo điều kiện cho người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được dự tuyển và học lên trình độ cao đẳng nếu có nhu cầu.

Bộ trưởng Nhạ cho biết Ban soạn thảo đã sửa đổi dự thảo luật theo hướng: học sinh, học viên học hết chương trình trung học phổ thông nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; được hiệu trưởng nhà trường hoặc giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nhu cầu.

Quy định này nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra, Uỷ ban Văn hoá, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Cơ quan thẩm tra đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể về kỳ thi trong các văn bản dưới luật.

Thống nhất miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập là một trong những chính sách mới của lần sửa đổi này.

Bộ trưởng Nhạ cho biết, trên cơ sở đánh giá tác động về cả ngân sách đầu tư và hiệu quả đầu tư, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập.

Đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đồng thời xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.

Dự thảo luật đã bổ sung quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, Bộ trưởng Nhạ nói.

Vẫn theo Bộ trưởng thì khoản 1 điều 97 của dự thảo luật đã được sửa theo nguyên tắc đối với chính sách không thu học phí trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi trường dân lập, tư thục sẽ thực hiện ngay sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực để đảm bảo thực hiện nghị quyết 29 về nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020.

Đối với chính sách không thu học phí học sinh trường trung học cơ sở công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh trung học cơ sở trường tư thục, dự thảo luật quy định trước mắt ưu tiên thực hiện chính sách này đối với người học ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước.

Quy định này cũng nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra.

Ngay sau khi nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

chinh phu van muon giu ki thi tot nghiep trung hoc pho thong Khiển trách cô giáo bắt học sinh tự tát 32 cái vào mặt vì nói chuyện trong lớp

Sau thời gian bị đình chỉ dạy do bị phụ huynh tố bắt học sinh tự tát vào mặt mình, Hội đồng kỷ luật Trường ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.