Chính sách mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực từ 4/2017 | |
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2017 |
Hướng dẫn thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) bãi bỏ Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11.
Theo đó, đối với các khoản chi sau đây:
- Khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi.
- Khoản chi cho các đoàn công tác, chi hỗ trợ các thôn bản và các khoản chi khác cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng, trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định.
- Khoản chi phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định).
Thì, các đơn vị giao dịch sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng nếu có nhu cầu:
Chậm nhất trước thời hạn phải thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại là 05 ngày làm việc đối với các khoản tạm ứng hoặc 07 ngày làm việc đối với các khoản thanh toán.
Đơn vị giao dịch phải gửi đầy đủ hồ sơ chứng từ thanh toán đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi và thanh toán cho ngân hàng.
Hướng dẫn Giá tính thuế giá trị gia tăng của EVN
Nghị định 10/2017/NĐ-CP quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng được ban hành ngày 09/2/2017.
Theo đó, Giá tính thuế GTGT đối với điện của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc EVN và phụ thuộc các Tổng công ty phát điện là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện.
(Thay vì tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng như quy định hiện nay).
Nghị định 10/2017/NĐ-CP cũng ban hành kèm theo Quy chế quản lý tài chính của EVN.
Quản lý nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo Thông tư, nguồn vốn còn lại tại thời điểm giải thể của Quỹ giải quyết việc làm địa phương thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với Quỹ dự phòng rủi ro địa phương đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm được tiếp tục giao Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý để xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Thông tư này.
Nguồn vốn ngân sách địa phương trích hàng năm (bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương và khả năng cân đối ngân sách) ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), Hội đồng nhân dân cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định.
Nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn ủy thác theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 5 Thông tư này.
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |