Làm sao để đàm phán về lương, thưởng?

Đối với hầu hết các lao động, việc đàm phán về lương, thưởng khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng hoặc sau thời gian dài cống hiến là nhiệm vụ chưa bao giờ dễ dàng. Vậy chúng ta cần làm gì trước thử thách này?

Làm sao để đàm phán về lương, thưởng? - Ảnh 1.

Khi biết đàm phán một cách chuyên nghiệp, bạn sẽ nhận được lương và thưởng tương xứng công sức bỏ ra. (Ảnh: Topresume)

Đầu tiên cần biết rằng lương, thưởng không phải luôn nhất thiết phải qui ra bằng tiền mặt.

Chẳng hạn theo trang Entrepreneur, một trong những giải pháp tốt nhất là đề nghị nhà tuyển dụng hỗ trợ chi phí học tập, nâng cao tri thức ở người lao động. Đây là trường hợp "win-win" (đôi bên cùng có lợi), công ti sẽ nhận ra việc lao động đi học sẽ giúp họ cải thiện kĩ năng, kiến thức chuyên môn, từ đó sẽ tạo ra nhiều giá trị tích cực cho công việc hơn.

Dĩ nhiên bạn cũng cần giải thích cặn kẽ để công ti có thể nhận ra đầy đủ các điều có lợi và chấp nhận "đầu tư" cho khoản phúc lợi trên, từ đó bạn tiết kiệm được khoản tiền đáng kể.

Ngoài ra, chúng ta có thể đàm phán để công ti gia tăng ngày nghỉ trong năm. Theo một số khảo sát, việc các công ti tăng ngày nghỉ cho lao động thường dễ hơn là việc chấp nhận tăng lương. Và bạn có thể tận dụng những ngày nghỉ trên để làm những hoạt động yêu thích hoặc sinh lợi cho cá nhân.

Việc đề nghị công ti tăng lương, thưởng hoặc các phúc lợi có thể đáng sợ, nhưng đó là quyền lợi của chính bạn nên đừng đợi người khác lên tiếng giùm.

Còn trong trường hợp bạn vẫn chỉ muốn lương, thưởng là tiền mặt do tình trạng tài chính của bản thân? Theo trang Thebalancecareers, người lao động cần lưu ý những yếu tố sau: Với các ứng viên đang phỏng vấn tuyển dụng, hãy tìm hiểu thông tin, dữ liệu về mức lương trung bình cho vị trí của mình và từ đó nêu lên mức lương, thưởng mong muốn một cách thuyết phục. Đừng quên nhấn mạnh việc mình sẽ đem đến những giá trị gì cho công việc.

Với các lao động đã làm lâu năm, việc tìm hiểu dữ liệu về chính sách lương thưởng của công ti cũng là một trong những điều đầu tiên cần làm. Ngoài ra cần xem lại những thành quả bản thân đã đạt được (chẳng hạn tỉ lệ được đánh giá cao - bị phê bình), nhận thức rõ điều mình đang làm sẽ mang lại những lợi ích hay hệ quả gì (cần nhớ có một số nhà tuyển dụng sẽ không giữ chân nhân sự có những thỉnh cầu vượt quá chính sách, qui định của công ti).

Theo tạp chí Forbes, một số điều chúng ta tuyệt đối không nên nói khi phỏng vấn hoặc đàm phán lương, thưởng trong công việc: "Có rất nhiều nhà tuyển dụng đang mong muốn có được tôi"; "Nếu bạn tuyển tôi, tôi sẽ là một nhân sự tuyệt vời"; "Tôi xứng đáng nhiều hơn số tiền mà bạn vừa đề nghị"; "Tôi cảm thấy bị xúc phạm bởi lời đề nghị về lương thưởng của bạn"; "Nếu bạn không chấp nhận lời đề nghị của tôi, bạn sẽ không bao giờ có được tôi"...

Thay vì vậy, chúng ta có thể chọn những câu nói lịch sự nhưng kiên quyết như: "Tôi rất muốn nhận công việc trên, nhưng có lẽ chúng ta đang hơi "có khoảng cách" trong góc nhìn về mức lương thưởng. Tôi cần số tiền X để có thể chấp nhận".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.