Cho trẻ học tiếng Anh sớm: Lợi bất cập hại?

"Thật buồn là có nhiều trẻ người Việt, bố mẹ cũng Việt, sống trên đất Việt mà nói tiếng Việt như người nước ngoài", là lời trăn trở của chuyên viên tâm lý Lê Khanh trước vấn đề trẻ học tiếng Anh sớm.
cho tre hoc tieng anh som loi bat cap hai Thầy giáo dạy hợp đồng 18 năm, lương 1,3 triệu muốn ở lại làm... bảo vệ
cho tre hoc tieng anh som loi bat cap hai 'Công thức bí mật' học tiếng Anh của thầy giáo điển trai
cho tre hoc tieng anh som loi bat cap hai Cô giáo trẻ xinh như hot girl, rưng rưng chia sẻ về Lễ khai giảng đặc biệt

Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai của con cái, nhiều bậc phụ huynh sẵn lòng đầu tư, tạo mọi điều kiện để con được học tiếng Anh. Xu hướng vài năm trở lại đây cho thấy độ tuổi bắt đầu học tiếng Anh của trẻ ngày càng sớm.

Nhiều quan điểm cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi đó không ít gia đình cho con tiếp xúc môn học này từ nhỏ vì trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ.

Mới đây, chúng tôi đã đăng tải ý kiến của Tiến sĩ Ngôn ngữ học Nguyễn Hương Giang xung quanh vấn đề "Mẹ Việt nên cho con học tiếng Anh từ mấy tuổi?" Theo quan điểm của TS Hương Giang, nếu sau 6 tuổi thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ chậm hơn, còn nếu sớm quá khi trẻ chưa biết đọc, biết viết thì học tiếng Anh chỉ mang tính chất học vẹt, không có hiệu quả thực sự.

Đồng quan điểm về việc không nên cho trẻ học sớm với TS Hương Giang, chúng tôi xin đăng ý kiến của chuyên viên tâm lý Lê Khanh (Giám đốc công ty giáo dục KidsTime Bình Thạnh) về việc cho con học tiếng Anh sớm.

cho tre hoc tieng anh som loi bat cap hai

Chuyên viên tâm lý Lê Khanh đã đưa ra những lời khuyên đối với phụ huynh cho con học tiếng Anh sớm.

"Trong thời gian gần đây, cứ 10 bé đến tư vấn văn phòng của tôi thì có đến 7 bé có vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ nói. Ngoại trừ các trường hợp chậm nói do chứng tự kỷ (ASD), tăng động kém chú ý (ADHD) và chậm khôn thì hầu hết là các trường hợp nói ít, vốn từ nghèo, nói linh tinh không biết là tiếng gì luôn, lại không biết đặt câu hỏi, không nói chủ động của các trẻ từ 3 - 5 tuổi đều có dính dáng ít nhiều đến tiếng Anh", ông Lê Khanh nêu ví dụ.

Vị chuyên gia tâm lý phân tích: Trên thực tế, vài năm nay, việc cho con "học", "làm quen" hay "nghe nhạc - xem phim hoạt hình" để nhận biết tiếng Anh sớm trong lứa tuổi mẫu giáo được xem là chuyện đương nhiên. Với những thông tin về giai đoạn phát triển vàng của trẻ từ 0 - 3 tuổi lại càng củng cố niềm tin của các ông bố, bà mẹ là phải cho con học - làm quen - chơi với tiếng Anh (ngôn ngữ thứ hai) càng sớm càng hay, càng nhiều càng tốt.

Cùng với điều này là sự phát triển "không gì cản nổi" của các trường quốc tế, trường mẫu giáo chất lượng cao… thì việc học tiếng Anh được xem là điều cần thiết phải có, thông qua các nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng. Vấn đề này vẫn còn nhiều điều phải phân tích.

"Kết quả là ngoại trừ một số trẻ có trí tuệ tốt hay bình thường nhưng đã có một vốn từ vựng tiếng Việt cơ bản ổn định, để có thể tiếp nhận các từ vựng tiếng Anh một cách thuần thục (đôi khi nói và nghe tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt ) và đúng bài bản thì còn lại một số trẻ trở nên "nửa nạc nửa mỡ" trong giao tiếp. Tiếng Anh thì biết dăm ba từ về màu sắc, con số, các con vật, tiếng Việt cũng chỉ nói được dăm ba câu ngăn ngắn không đầu không đuôi và bố mẹ lại phải lo lắng vì sợ trẻ bị tự kỷ", ông Lê Khanh nói.

Bình luận về việc "sính tiếng Anh", ông Lê Khanh tâm sự: "Thật buồn là có nhiều trẻ người Việt, bố mẹ cũng Việt, sống trên đất Việt mà nói tiếng Việt như người nước ngoài. Bởi vì nói thạo được một vài ngoại ngữ là điều mong muốn của nhiều người, nên phải cho con học Tiếng Anh mà không cần biết tiếng em (của trẻ đã phát triển đến đâu). Cũng không ít bố mẹ cho rằng trong giai đoạn vàng của con thì có thể nhét bất cứ cái gì vào đầu trẻ cũng đươc, nhất là sinh ngữ và vì thế hậu quả là bố mẹ sau đó lại phải dắt con đi khám vì trẻ… chậm nói.

Như vậy trước khi muốn đầu tư cho con học thêm, biết thêm một ngoại ngữ, trừ trường hợp chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính cho trẻ thì các bậc phụ huynh nên xem xét đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ đã ổn chưa, đặc biệt với lứa tuổi lên 3. Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ chưa ổn định, khả năng phát âm còn yếu, vốn từ còn thiếu so với các bé cùng độ tuổi thì hãy quan tâm chăm sóc, tác động đến khả năng giao tiếp, ngôn ngữ cho bé trước khi cho bé làm quen với tiếng Anh.

Trong trường hợp bé tỏ ra nhạy bén, tiếp thu với tiếng Anh tốt hơn, trong khi ngôn ngữ chính lại chưa phát triển thì cũng cần có sự đánh giá, thăm khám cẩn thận trước khi quyết định có nên cho bé chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chủ lực hay không.

Trong trường hợp bé chậm nói, mà cả tiếng Anh cũng chỉ là những từ vựng rời rạc, chủ yếu chỉ là sự lặp lại (nhại lời) các câu nói, câu hát trong các video clip, hoặc chỉ biết phát âm dăm ba từ về con số, bảng chữ cái, màu sắc bằng tiếng Anh thì phải lưu ý. Nếu cần thiết thì phải đưa bé đi khám ở các nhà chuyên môn để xác định vấn đề khó khăn của trẻ trong lĩnh vực nào. Chính việc này mới là điều phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Trăng đến rằm - trăng tròn, sự phát triển của trẻ là tùy theo năng lực, sự hứng thú và tính cách của mỗi đứa trẻ, có khác nhau chứ không phải tùy vào sự mong muốn, khả năng đầu tư của bố mẹ hay một hệ thống giáo dục cao cấp".

Vấn đề cho trẻ học tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung từ sớm là cần thiết. Tuy nhiên, học từ thời điểm nào, học như thế nào vẫn còn là câu chuyện nhiều tranh luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các góc nhìn của nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục tới quý độc giả.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.