"Cô gái vàng" của làng cầu mây Việt đã có những chia sẻ thẳng thắn về những vấn đề mà nhiều phụ huynh đang khá hoang mang mỗi mùa tựu trường đến: chọn trường cho con.
Khi được hỏi về tiêu chí mà chị chọn trường cho con khi bé vào lớp 1, chị Thanh chia sẻ rằng mình … không có tiêu chí gì. “Mình không đặt nặng quan điểm chọn trường cấp 1 cho con vì hiện giờ Bộ Giáo dục đã có quy định về việc dạy và học nên môi trường ở các trường tiểu học cũng không khác nhau là mấy. Bên cạnh đó, mình thấy giai đoạn tiểu học chủ yếu là thời gian để các con làm quen với môi trường học tập, rèn kỉ luật và tinh thần tự giác trong học tập. Đặc biệt là khi vào lớp 1 thì các bé chỉ làm quen với chữ cái, con số, luyện chữ và tập đọc, thế nên bố mẹ càng không cần phải căng thẳng trong chuyện chọn trường cho con.”
Chị Lưu Thị Thanh và con trai (Ảnh: NVCC) |
Chị Thanh lựa chọn trường tiểu học Dịch Vọng A cho con trai vì đó là trường điểm của quận Cầu Giấy, cơ sở vật chất khang trang, tiêu chuẩn về chất lượng giáo viên cao, nhiều hoạt động học đi đôi với hành và minh bạch trong tài chính. Bên cạnh đó chị cũng có người thân từng làm giáo viên hoặc cho con theo học tại trường này nên cảm thấy rất yên tâm về chất lượng dạy và học.
Hiện giờ nhiều gia đình lựa chọn cho con học trường tư, trường quốc tế vì cho rằng đây là môi trường tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện, ít áp lực học tập và “bệnh thành tích” hơn so với trường công, tuy nhiên chị Thanh không thật sự đồng ý với quan điểm này.
“Theo mình thì việc bố mẹ muốn chọn trường tốt cho con là việc dễ hiểu, tuy nhiên trường công, trường tư hay trường quốc tế cũng chỉ là cảm quan ban đầu do nghe đông nghe tây chứ thực tế thì phải đến khi con vào học mới đánh giá chính xác được. Còn chuyện bệnh thành tích, chương trình học áp lực,… thì là mặt bằng chung của ngành giáo dục bây giờ nên theo mình thì trường nào cũng vậy thôi. Quan trọng là bố mẹ phải theo sát con trong quá trình học tập, đặc biệt là những năm học đầu đời này để đánh giá được học lực của con, từ đó lựa chọn cho con một môi trường phù hợp với sự phát triển của trẻ.”
Khi con trai lên cấp 2, chị Thanh quyết định chuyển cho con sang học trường THCS Lê Quý Đôn vì chương trình học hiện tại hơi nặng và nhanh so với sức học của con. “Mình quan trọng là con hiểu bài chứ không quan trọng việc phải hoàn thành bài cho kịp tiến độ giảng dạy hay phải đạt thành tích này thành tích kia trong học tập. Hiện tại theo mình đánh giá là giáo án hơi khó so với lực học và sự tiếp thu của con nên mình thấy nếu cố gắng ép con học thì sẽ chỉ làm giảm sút khả năng tư duy của trẻ mà thôi. Thế nên sau khi tham khảo ý kiến của nhiều người, mình quyết định cho con chuyển sang trường tư, hi vọng là môi trường này sẽ phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của con.”
Chị Thanh quyết định lên lớp 6 sẽ cho con chuyển từ trường công sang trường tư để chương trình học phù hợp với sức học và sự tiếp thu của con hơn |
Là một vận động viên thể thao kì cựu, bên cạnh việc học ở trường và học thêm Toán, Tiếng Anh, chị khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thục thể thao để rèn luyện sức khỏe. Nhờ sự hướng dẫn, động viên của mẹ mà cậu nhóc đã duy trì được thói quen chạy bộ 1.5km 4 buổi mỗi tuần, đi bơi và đạp xe từ khi lên 8 tuổi.
“Thể thao phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của các bé rất quan trọng vì nó sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai, khả năng phối hợp các động tác, chuyển động cơ thể một cách nhuần nhuyễn. Ngoài ra các con cũng được rèn luyện kĩ năng quan sát, thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao, kiểm soát cân nặng, điều chỉnh tư thế, dáng người từ nhỏ. Quan trọng nhất là giúp con hình thành những thói quen tốt, có ý thức tập luyện thể dục thể thao, rèn tính kỷ luật. Thể dục thể thao đều đặn không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà tinh thần cũng sảng khoái hơn, hỗ trợ rất tốt cho việc tiếp thu bài vở.”
Chị Thanh cũng chia sẻ rằng chơi thể thao cũng là khoảng thời gian giúp gia đình gắn kết hơn. Chị cho rằng bố mẹ không nên chỉ quan tâm đến chuyện chọn cho con một ngôi trường thật tốt rồi sau đó kì vọng nhà trường sẽ biến con trở thành một học sinh giỏi toàn diện. Sự phát triển của một đứa trẻ là kết quả của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, bố mẹ cũng cần tạo sự kết nối với con và thể thao là một phương thức rất hữu hiệu để tạo sự liên kết đó trong gia đình.
Trở thành một cậu học sinh "cuối cấp", chị Thanh nhận thấy con tự lập hơn trong cả cuộc sống hàng ngày lẫn suy nghĩ, hành động |
“Bố mẹ nên đồng hành cùng con trong mọi hoàn cảnh, kiên nhẫn hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích con tham gia các hoạt động, trò chơi, học đi đôi với hành. Khi con có tinh thần vui vẻ thì cũng sẵn sàng và hào hứng học tập hơn, vì thế kết quả học cũng tốt hơn.”
Sau hơn 4 năm học tại trường tiểu học Dịch Vọng A, chị Thanh nhận thấy con có sự phát triển rõ rệt về nhận thức. Cậu bé không chỉ tự lập hơn trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong cả suy nghĩ, hành động. Điều chị cảm thấy hạnh phúc và yên tâm nhất đó là con đã thực sự có sự kết nối với bố mẹ, hay chia sẻ suy nghĩ của bản thân và quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh. “Đó thật sự là điều may mắn nhất đối với cha mẹ.”
XEM THÊM
Mẹ HHHV nhí Nguyễn Ngọc Lan Vy đầu tư mạnh tay cho con học ở trường quốc tế từ nhỏ
Nguyễn Ngọc Lan Vy (13 tuổi) là cô bé đã ẵm hai danh hiệu lớn "Hoa hậu nhí Á Âu 2017" và "Hoa hậu hoàn ... |
'Khi con vào lớp 1, con thích được khen'
Trước thềm năm học mới, các bậc cha mẹ dường như vẫn “canh cánh” nỗi lòng khi con vào lớp 1. Với nhiều năm liên ... |
Mẹ của 'cô bé triệu view' Bảo An kể chuyện con vào lớp 1: 'Có những sự cố nghĩ lại vẫn hãi hùng!'
Mẹ của ca sĩ nhí Bảo An đã có những chia sẻ về quãng thời gian khi con vào lớp 1, đồng thời chị cũng ... |
Sĩ số lớp 1 đến 69 học sinh thì giáo viên phải dạy làm sao đây?
Làm sao để thầy cô đảm nhận tròn vai một người thầy với hơn 60 học sinh/ lớp, có lẽ đây thực sự là một ... |
Ông bố 8X chia sẻ cách chọn sách cho trẻ vào lớp 1: 'Nên cho con đọc truyện tranh!'
Anh Nguyễn Việt Thắng, quản lí của một nhà sách nổi tiếng có nhiều chi nhánh ở Việt Nam, cũng là ông bố trẻ của ... |
Giáo dục 11:35 | 03/05/2019
Giáo dục 00:20 | 04/09/2018
Giáo dục 10:16 | 31/08/2018
Giáo dục 08:36 | 24/08/2018
Lối sống 23:00 | 16/08/2018
Lối sống 09:06 | 16/08/2018
Lối sống 01:05 | 15/08/2018
Lối sống 23:00 | 13/08/2018