3 lý do tại sao bố mẹ không nên kèm con học tại nhà

Trang Brightside chỉ ra 3 lý do bố mẹ không nên kèm con học tại nhà.

Nhiều bố mẹ tin rằng nếu không kèm con học tại nhà, con sẽ càng ngày càng yếu kém đi. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin và Đại học Duke (Mỹ) lại cho kết quả ngược lại. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về sự tham gia của phụ huynh trong quá trình dạy học ảnh hưởng đến điểm số như thế nào. Từ đó nhận ra rằng sự giúp đỡ của phụ huynh với học sinh tiểu học là vô ích và cho kết quả tiêu cực với học sinh trường trung học và phổ thông trung học. Ngoài ra, họ đưa ra 3 lý do tại sao trẻ nên tự chịu trách nhiệm về bài tập về nhà, thay vì để bố mẹ kèm cặp.

1. Trẻ sẽ mất động lực học tập

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha

Theo kết quả từ nghiên cứu, bố mẹ càng can thiệp vào việc làm bài tập về nhà của con, trẻ càng mất niềm cảm hứng học tập. Những đứa trẻ có bố mẹ ngồi kè kè bên cạnh và nói cho con phải làm như thế nào, kiểm soát từng hành động và thậm chí làm bài tập hộ con sẽ là những đứa trẻ có động lực học kém nhất. Ngược lại, những đứa trẻ không bị bố mẹ thúc ép, yêu cầu phải làm gì sẽ có niềm khao khát học điều mới lạ.

Làm cha mẹ, hãy cố gắng nới lỏng sự kiểm soát và chỉ giúp nếu con cần. Trong trường hợp con hỏi, cha mẹ nên giải thích cho đứa trẻ những gì chúng không hiểu nhưng không nên làm thay cho chúng. Nếu trẻ không thể làm bài tập về nhà, nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya khuyến cáo hãy đánh vào cảm xúc của chúng: thừa nhận rằng chúng có quyền không muốn viết lại đoạn nhàm chán đó hoặc viết cùng một chữ 10 dòng liên tiếp. Sau đó, dạy cho chúng cách đối phó với cảm xúc khó chịu lúc đó và làm thế nào để hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn.

2. Trẻ sẽ không học được về sự trách nhiệm

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha

Việc làm hộ con bài tập về nhà, phạt con khi bị điểm kém có nghĩa bố mẹ đang tước đi trách nhiệm học tập của đứa con, trao trách nhiệm đó lên vai mình. Do vậy, nếu bố mẹ cứ mãi kiểm soát con trẻ, bọn trẻ sẽ mãi là những đứa trẻ vô trách nhiệm với bản thân.

Theo Lyudmila Petranovskaya, nuôi một đứa trẻ bằng cách sử dụng phương pháp "một củ cà rốt trên một cây gậy". Nghĩa là không giúp đỡ chúng ngay tức khắc vì nó có thể tác động xấu đến nhận thức của chúng về những thứ trong cuộc sống khi trưởng thành.

Dù là khen ngợi hay trừng phạt, đều nên cho trẻ thấy trẻ nên lựa chọn gì. Hãy cho trẻ thấy trước hậu quả xảy ra. Ví dụ: "Con quên rằng thầy/ cô giáo yêu cầu vẽ một bức tranh hả? Điều đó có nghĩa là con sẽ phải làm điều đó thay vì chơi trò chơi trên máy tính. Nếu con không làm bài tập ở nhà? Hãy tự mình giải thích với thầy/ cô giáo của con".

3. Mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái rạn nứt

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha

"Bài tập về nhà đã làm xong. Mẹ khản tiếng. Con gái bị đau tai vì nghe tiếng la hét của mẹ. Hàng xóm học thuộc bài thơ. Và con chó có thể kể lại mọi thứ", là một trò đùa mà nhiều người trong chúng ta đã nghe trước đây về chuyện kèm con học.

Nhưng việc kèm con học không phải là một câu chuyện cười. Thay vì kiểm soát hành vi, các việc còn làm, các nhà tâm lý học khuyến cáo cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với con và dành nhiều thời gian bên con nhiều hơn.

Cũng có thể học cùng con nhưng hãy tạo ra những trò vui vẻ như cùng đọc to bảng chữ cái, cùng bàn về những vì sao, hay những hiện tượng khoa học thú vị. Nói chung nên tìm ra những cách tiếp cận mới mẻ cho việc học của con.

Nếu bố mẹ cảm thấy khó chấp nhận việc con bị điểm kém, hãy tự hỏi bản thân tại sao mình lại như vậy. Các nhà tâm lý học cho rằng học tập là nhiệm vụ của đứa trẻ, và nhiệm vụ của bố mẹ là yêu thương con 1 cách vô điều kiện. Vì thế đừng để con cảm thấy mình bị đối xử khác đi chỉ vì học kém hoặc bị điểm xấu. Bố mẹ có khi nào tự hỏi tình yêu với con quan trọng hơn điểm số hay không?

XEM THÊM

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha 'Trẻ con sao không nhìn vào mắt nhau, lại cúi gằm mặt xuống?'

Mới đây, chia sẻ "điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ" của chị Nguyễn Hồng Vân, thạc sĩ Xã hội học nhận được ...

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha Hãy cứ để con nghe những lời tục tĩu...

Rất nhiều người than thở trên mạng xã hội, tâm sự với nhau về chuyện làm sao để bảo vệ con trước những lời nói ...

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha 5 cách nói chuyện của bố mẹ giúp tăng trí thông minh ở trẻ

Bố mẹ có lẽ không thể ngờ rằng cách nói chuyện, tương tác với con lại ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ nhiều ...

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha 4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc

Nếu thấy bé hay bắt chước biểu cảm của người khác, không lập tức nổi giận khi bị trêu chọc, hãy mừng vì có thể ...

3 ly do tai sao bo me khong nen kem con hoc tai nha Kinh nghiệm dạy con tiếng Anh từ sơ sinh của giáo viên Anh ngữ

Có lợi thế là giáo viên Anh ngữ, chị Vũ Hằng Hà tự dạy con tiếng Anh bằng những bài hát ru khi con còn ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.