Chủ đầu tư 8B Lê Trực phản đối, kiến nghị dừng phá dỡ giai đoạn 2

Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực vừa có đơn đề nghị dừng việc phá dỡ giai đoạn 2 tại dự án, để làm rõ các vấn đề còn tồn tại.

Công ty Cổ phần May Lê Trực, chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực vừa có đơn kiến nghị gửi ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ TP Hà Nội về việc dừng phá dỡ giai đoạn hai tại dự án này.

Theo công Ty May Lê Trực, ngày 21/4, UBND quận Ba Đình mời Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Lê Trực tham dự buổi làm việc vào 15h ngày 23/4 với Chủ tịch UBND quận Ba Đình về công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B phố Lê Trực.

Cuộc họp vẫn chưa diễn ra thì chiều 22/4, UBND quận Ba Đình đã cho các lực lượng công an, dân phòng cấm đường, phong tỏa tại khu vực công trình và 21h cùng ngày đã cho vận chuyển cẩu tháp về để lắp phục vụ công tác phá dỡ tầng 18 và 17 tại công trình trên.

Trong khi đó, nhiều vấn đề sai phạm tại dự án vẫn chưa được làm rõ. Thứ nhất, Công ty CP may Lê Trực cho rằng, dự án 8B Lê Trực thuộc đối tượng không phải cấp phép xây dựng theo khoản c, Điều 19, Nghị định 12/2009, nên việc UBND quận Ba Đình ra quyết định đình chỉ thi công, yêu cầu phải xin cấp giấy phép xây dựng là trái qui định của pháp luật.

Chủ đầu tư 8B Lê Trực phản đối, kiến nghị dừng phá dỡ giai đoạn 2 - Ảnh 1.

Chủ đầu tư 8B Lê Trực lên tiếng về việc phá dỡ giai đoạn 2.

Thứ hai, hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ba Đình vào tháng 10/2015 và tháng 1/2016 cũng là trái pháp luật, đến nay đã hết hiệu lực thi hành vì đã quá hai năm (theo qui định tại luật Xử vi phạm hành chính) nên không còn giá trị thực hiện.

Cả 2 quyết định này cũng không có nội dung phá dỡ tầng 17, 18 của tòa nhà.

Thứ ba, Giấy phép xây dựng số 11 cấp ngày 24/3/2014 cho công trình này cũng được doanh nghiệp cho là sai luật vì không đúng với tiêu chuẩn xây dựng 323/2004 và sai qui hoạch xây dựng chi tiết 1/500.

Bên cạnh đó, tầng 17 và 18 là hai tầng đều được cấp phép trong Giấy phép xây dựng số 11 do Sở xây dựng Hà Nội (cấp sai).

Doanh nghiệp này cũng cho rằng việc UBND quận không căn cứ vào qui hoạch mà chỉ căn cứ vào giấy phép xây dựng để chỉ đạo phá từ 53 m trở lên (đồng nghĩa với việc phá dỡ tầng 17 và 18) là không có căn cứ, trái qui định của pháp luật.

Chính vì vâỵ, Công ty May Lê Trực kiến nghị xử trật tự xây dựng tại Công trình 8B Lê Trực theo qui hoạch, không căn cứ vào giấy phép xây dựng.

Chúng tôi đề nghị dừng việc phá dỡ tầng 17, 18 và không thi công lắp dựng cẩu tháp khi chưa có quyết định, phương án phá dỡ được lập, thẩm tra và phê duyệt theo đúng qui định của pháp luật”, ông Lê Văn Hùng - Tổng Giám đốc công ty May Lê Trực nêu rõ.

Ngoài ra, theo công ty May Lê Trực, việc thuê Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam làm đơn vị phá dỡ là không đúng qui định của pháp luật. Bởi lẽ đơn vị này không có giấy phép năng lực hoạt động xây dựng cấp I của Bộ Xây dựng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.