Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, kỳ họp HĐND TP vừa qua chủ yếu để đưa ra các nghị quyết về cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội.
"Trong Nghị quyết 54 có nói cho phép TP được thực hiện các dự án đầu tư nhóm A, đáng lý ra với những dự án này phải xin ý kiến Thủ tướng nhưng nghị quyết đã giao quyền này về cho HĐND TP được quyết.
Trong các dự án nhóm A trên 1.000 tỉ đồng vừa rồi cũng đã được thông qua, trong đó có dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà hát giao hưởng" - ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. (Ảnh: Infonet). |
Ông Phong cho rằng dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý từ các nhiệm kỳ trước và cũng đã qua mấy lần nghị quyết chứ không phải mới đưa ra tại kỳ họp HĐND lần này.
"TP.HCM là trung tâm kinh tế, lâu nay TP cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện (BV)... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa" - ông Phong cho hay.
Liên quan đến nhiều ý kiến cho rằng TP nên dành 1.500 tỉ đồng để đầu tư vào các công trình phúc lợi cấp bách hơn như BV, chống ngập, xây cầu, đường để giảm kẹt xe..., ông Nguyễn Thành Phong khẳng định các công việc đó với xây nhà văn hóa hoàn toàn khác nhau.
"Không phải vì đầu tư nhà hát mà TP phải dừng lại các công việc cấp bách nói trên. Trước giờ TP vẫn đang nỗ lực để đầu tư, cải thiện các vấn đề mà một đô thị lớn như TP.HCM đang phải đối diện như kẹt xe, ngập nước, quá tải BV... nên nếu so sánh như vậy là thiếu khách quan" - ông Phong nói.
Đồng thời, ông Phong cũng cho biết Thủ tướng cũng vừa đồng ý cho phép TP.HCM được xây ba BV tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và quận Thủ Đức với tổng mức đầu tư 5.664 tỉ đồng, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2023 nhằm giảm tình trạng quá tải BV. Vốn đầu tư sẽ từ ngân sách của TP.
Trong đó, BV đa khoa khu vực Thủ Đức có tổng mức đầu tư 1.915 tỉ đồng; BV đa khoa khu vực Hóc Môn có tổng mức đầu tư 1.895 tỉ đồng; BV đa khoa khu vực Củ Chi với tổng mức đầu tư 1.854 tỉ đồng.
Cả ba BV này có cùng quy mô gồm: khu khám điều trị ngoại trú, khu cận lâm sàng và chẩn đoán y khoa, khu hành chính hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ đảm bảo công suất quy mô 1.000 giường, hoàn chỉnh khu điều trị nội trú 500 giường bệnh.
Lộ trình thực hiện ba dự án xây dựng mới BV bắt đầu khởi công từ năm 2018 và đến năm 2023 sẽ đưa vào khai thác sử dụng.
Mục tiêu đầu tư của ba dự án nhằm xây dựng các BV hiện đại, chất lượng cao, hình thành các chuyên khoa sâu với các thiết bị y khoa đồng bộ hiện đại nhằm giảm tải cho các BV tuyến cuối và khu vực nội thành.
Việc này cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe người dân tại tuyến đầu thuộc khu vực có BV và các vùng lân cận.
NSƯT Vương Thạch: 'Xây nhà hát 1500 tỉ bây giờ đã là hơi muộn'
Ông Trần Vương Thạch- NSƯT- Giám đốc Nhà hát Giao hưởng- Vũ kịch TPHCM (HBSO) trong cuộc trao đổi với Tiền Phong cho rằng, việc ... |
Chủ tịch HĐND TP. HCM nói gì về nhà hát 1.500 tỉ đồng ?
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, dù HĐND TP đã thông qua dự án nhưng trong quá trình triển khai, chính quyền TP phải lắng ... |
Từ Thủ Thiêm, nhìn lại các dự án nhà hát nghìn tỉ 'chết yểu' ở Hà Nội
TP Hà Nội từng có kế hoạch xây dựng các nhà hát lớn với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷỉđồng. Tuy nhiên, đến nay ... |