Chuẩn bị bước vào 'cuộc chiến' ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ gì?

Gợi ý mẹ những dụng cụ dùng trong ăn dặm rất cần thiết trong việc chuẩn bị món ngon cho con.
chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống cho bé mới ăn dặm
chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi Ăn dặm thuận theo con: Khi món ăn là chắt chiu yêu thương của mẹ

Về cơ bản, nấu đồ ăn dặm cho con không khác nhiều so với nấu đồ ăn trong gia đình nên thực tế không cần nhiều đồ đạc. Tối thiểu chỉ cần dao, thớt, nồi và chảo. Các dụng cụ khác chỉ giúp cho việc chuẩn bị đồ ăn được dễ dàng và nhanh hơn. Tùy theo thói quen chế biến đồ ăn, điều kiện kinh tế cũng như sự có sẵn tại địa phương mà các mẹ có thể chọn mua hoặc không mua, thay thế đồ này bằng đồ kia....

1. Thớt

Cần mua hai loại thớt, thớt thái đồ sống và thớt thái đồ chín, không nên dùng chung.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

2. Nồi nhỏ và chảo chống dính loại nhỏ

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

3. Dao, kéo, dao nạo vỏ, dụng cụ ép tỏi, chày, cối, dao cắt răng cưa

Trong giai đoạn đầu khi con tập cầm nắm thì cắt răng cưa sẽ giúp con dễ cầm đồ ăn hơn. Dao cũng nên dùng dao thái đồ sống và đồ chín riêng biệt.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

4. Bàn nạo

3 loại bàn nạo phổ biến. Các mẹ mua loại nào cũng được mà không mua cũng được. Không có bàn nạo thì dùng dao và thớt để thái sợi cũng được.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

5. Vỉ hấp

Vỉ hấp rất cần thiết vì hấp là cách nấu giúp giữ lại nhiều vitamin nhất cho thực phẩm.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

6. Máy xay

Với máy xay, chỉ cần 1 trong 2 loại: máy xay cầm tay và máy xay có cối đi kèm. Máy xay cầm tay thì nên mua loại công suất cao để có thể xay được thịt, cá, đồ khô. Các mẹ chọn máy có công suất từ 400W trở lên là xay được thịt cá nhuyễn như kiểu giò sống rồi.

Loại máy xay thứ hai là máy xay có cối đi kèm. Lắp cối vào thì để xay thịt cá sống (có lưỡi dao riêng) còn không thì dùng để xay hoa quả khi làm món hoa quả nhuyễn cho con ăn.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

7. Khay đá, màng nilon bọc thực phẩm, túi nilon trữ đông

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

Khay đá để chia thức ăn sau khi nấu (các món cháo, pure hoa quả), trữ đông. Sau khi thức ăn đông lại thì gỡ từng viên đá ra cho vào túi nilon trữ đông. Màng nilon thực phẩm dùng để bọc quanh khay đá khi trữ đông và bọc bát đựng những viên đá đồ ăn khi để rã đông trên ngăn lạnh.

8. Hộp nhựa có nắp loại nhỏ

Có thể mua loại dung tích 500ml để đựng đồ ăn khi chờ rã đông hoặc đồ ăn nấu chín dùng trong ngày.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

9. Hộp trữ đông loại nhỏ

Có thể mua có thể không, vì chỉ sử dụng được với các món cháo hay pure. Nếu dung hộp dung tích 50ml chẳng hạn thì phải để đúng 50ml đồ ăn, không nên để dư chỗ cho không khí khi trữ đông đồ ăn. Lượng con ăn lại thay đổi theo từng tuần, khi rã đông cần sử dụng trong 24h nên dùng khay đá trữ đông vẫn là tiện nhất.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

10. Thìa đong và dĩa

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

Bộ thìa đong nếu mua sẽ rất tiện trong việc chế biến đồ ăn hơn nhưng không cần thiết, có thể thay bằng thìa cà phê (5ml) hay thìa canh (15ml) hoặc có thể ước lượng chứ không cần chính xác đến từng ml. Nhất là nếu cho con ăn theo kiểu BLW thì lại càng không cần thiết. Dĩa để nghiền đồ ăn. Thìa cũng có thể dùng để nghiền đồ ăn.

11. Các loại bát, đĩa, thìa để cho con ăn

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

Có thể mua loại nồi gốm nhỏ, chống dính và có nắp đậy (màu xanh trong hình). Loại nồi này có thể dùng đun trên bếp được, cũng có thể để đồ ăn vào đó cho lên ngăn lạnh để rã đông rồi cho con ăn luôn từ nồi đó chứ không cần phải cho ra bát đĩa khác. Vừa đỡ phải rửa nhiều đồ, vừa hợp vệ sinh lại đẹp nữa. Nồi khá nặng và chắc, không sợ vỡ.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

Các loại thìa và dĩa để bón cho con ăn hoặc để con tự xúc ăn. Nên mua nhiều vì khi ăn con hay làm rơi thìa. Lúc đó có thìa sạch cho con ăn luôn chứ không phải chờ rửa.

12. Bình hút, cốc nhựa loại nhỏ

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

13. Ghế ăn dặm

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

Tiêu chí chọn ghế ăn dặm là an toàn, vừa vặn với con và dễ lau rửa.

14. Yếm

Nên mua loại có cái hứng đồ ăn rơi ra ở dưới mép (phần màu đỏ và xanh), đồ ăn rơi vào đó cũng đỡ dây ra quần áo con hay rơi xuống đất.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)

15. Khăn xô

Không nên lau miêng con trong lúc con đang ăn do thức ăn rây ra xung quanh miệng cũng có tác dụng kích thích con ăn ngon miêng. Còn tay con thì nếu thấy bẩn hay dính dấp quá thì cũng nên lau để con còn dễ cầm đồ ăn.

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi
(Ảnh: Quỳnh Chi)
chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi Cách làm sữa chua, bánh flan từ sữa mẹ, bột tôm thơm ngon cho bé ăn dặm

Với công thức sữa chua làm từ sữa mẹ, bánh flan làm từ sữa mẹ, bột tôm an toàn, các bé vừa được ăn ngon, ...

chuan bi buoc vao cuoc chien an dam me can chuan bi nhung dung cu gi Thực đơn ăn dặm 'chuẩn không cần chỉnh' của mẹ 8X

Chị Nguyễn Thanh Trà (Hà Nội) giúp con hào hứng với những bữa ăn nhờ vào cách chế biến thực phẩm đa dạng, sáng tạo.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.