Theo tài liệu "Guiding Principles for Complementary Feeding of the Breastfed Child" của Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2004 có 9 nguyên tắc ăn dặm cho trẻ bú mẹ nhất định phải tuân theo.
1. Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho bé ăn dặm khi bé đã được 6 tháng (180 ngày) song song với bú mẹ
Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho bé ăn dặm khi bé đã được 6 tháng (180 ngày) song song với bú mẹ. (Ảnh: iStock) |
Tháng 5/2001, Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly) kêu gọi các nước thành viên thúc đẩy việc trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì nền y tế công cộng toàn cầu.
Đề nghị này được dựa vào báo cáo khoa học năm 2001 của Ban Chuyên gia Tư vấn của WHO về "Thời gian tối ưu của việc bú mẹ hoàn toàn - Optimal Duration of Exclusive Breastfeeding" (WHO 2001).
Báo cáo khoa học này xem xét một cách có hệ thống tất cả các bằng chứng từ từ các nghiên cứu trên thế giới và đưa đến kết luận rằng việc bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng có nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Đứng đầu trong số các lợi ích này là các tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh, không chỉ ở những quốc gia đang phát triển và ngay cả ở những quốc gia công nghiệp hiện đại. Có một số bằng chứng khác cho thấy khả phát triển vận động cũng được tăng cường nhờ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.
Đối với người mẹ, việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng giúp kéo dài thời gian vô kinh và giảm cân nhanh. Giảm cân là có lợi với hầu hết phụ nữ tăng cân nhiều trong thai ký, nhưng có thể là bất lợi đối với phụ nữ thiếu cân, nhưng với nhóm này, có thể đảm bảo bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nghiên cứu trên diện rộng cho thấy rằng không có bất kỳ bất lợi nào về phát triển của trẻ khi trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời mà cần phải cho bé ăn dặm sớm hơn 6 tháng. Cho dù bé sinh đủ tháng hay sinh nhẹ cân thì sữa mẹ cũng cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé hoàn toàn trong 6 tháng đầu. (WHO / UNICEF, 1998).
2. Tiếp tục duy trì sữa mẹ, cho con bú theo nhu cầu và thường xuyên cho đến ngoài 2 tuổi
Trẻ ăn dặm vẫn cần tiếp tục duy trì sữa mẹ. (Ảnh: Entrepremom) |
Tiếp tục cho con bú góp phần dinh dưỡng và năng lượng tốt hơn trong năm đầu đời. Trẻ em bú sữa mẹ trong giai đoạn 12 - 23 tháng nếu vẫn bú mẹ được đúng với dung lượng tiêu thụ "trung bình" của sữa mẹ ở độ tuổi đó (khoảng 550g/ ngày; WHO / UNICEF, 1998) nhận được 35-40% tổng nhu cầu năng lượng từ sữa mẹ.
Hiệu quả dinh dưỡng của việc bú mẹ có thể thấy rõ ràng nhất những khi bé bị bệnh, khi bé chán ăn bất kỳ thức ăn nào khác, nhưng bé vẫn có thể được bú bù bắng sữa mẹ, do đó ngăn ngừa được mất nước và không sợ thiếu chất trong giai đoạn phục hồi trong và sau khi bị bệnh.
Cho con bú tiếp tục sau 6 tháng giữ phần quan trọng trong việc dinh dưỡng tốt hơn trong năm đầu đời của bé. Cho con bú dài hơn (ngoài 1 năm) giúp giảm nguy cơ giảm các bệnh mãn tính, béo phì và còn giúp nâng cao phát triển nhận thức cho bé tốt hơn.
3. Thực hành "phương pháp cho ăn đáp ứng", áp dụng các nguyên tắc chăm sóc tâm lý - xã hội
Đặc biệt là các nguyên tắc sau: bón/ đút cho bé nhỏ và giúp bé lớn hơn tự ăn khi bé tự làm được. Bón/ đút ăn chậm rãi và kiên nhẫn và khuyến khích bé ăn chứ không được ép nếu có nhiều loại thực phẩm bé không muốn ăn.
Thử thay đổi các phối hợp mùi vị, "cảm nhận" và các phương pháp khuyến khích khác nhau, giảm thiểu các yếu tố gây phân tâm trong khi ăn.
4. Thực hành các nguyên tắc vệ sinh đúng và bảo quản thực phẩm an toàn
Bằng cách rửa tay cho người chăm sóc và tay bé trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.
Trữ thực phẩm an toàn và cho bé ăn ngay sau khi chế biến.
Dùng dụng cụ sạch để chế biến và dọn thức ăn
Dùng ly chén (cốc bát) sạch để cho bé ăn, và tránh cho bé ăn dặm bằng bình, khó vệ sinh.
Trữ thực phẩm an toàn và cho bé ăn ngay sau khi chế biến. |
5. Tăng dần độ đặc loãng và mức độ phong phú của thực phẩm khi bé lớn dần, phù hợp với khả năng và nhu cầu của bé
Bé nhỏ có thể ăn thức ăn xay, nghiền, mềm khi bắt đầu lúc 6 tháng tuổi. Đến 8 tháng, hầu hết các bé có thể ăn thức ăn cầm tay (bé có thể tự ăn các bữa phụ). Đến 12 tháng, hầu hết các bé có thể ăn theo các món ăn trong bữa ăn của cả nhà.
Tránh những thực phẩm dễ gây hóc/ nghẹn. Khi bé ăn thực phẩm quá cứng so với độ tuổi, bé sẽ ăn được rất ít và thời gian để ăn xong 1 món này lâu hơn, ảnh hưởng đến tổng lượng mà bé ăn được trong 1 bữa.
6. Số lượng bữa ăn dặm và mức độ năng lượng của thức ăn dặm
Tăng dần số bữa ăn phù hợp với tháng tuổi. Số lượng bữa ăn cũng phụ thuộc vào mức độ cung cấp năng lượng của các loại thức ăn và số lượng mỗi bữa.
Đối với một em bé bú mẹ, khoẻ mạnh, bé chỉ nên ăn 2 - 3 bữa nhỏ / ngày từ 6 đến 8 tháng, và 3 - 4 bữa từ 9 đến 11 tháng, và cũng như thế thêm 1 - 2 bữa phụ có chất từ 12 đến 24 tháng.
Bữa phụ được định nghĩa là những thực phẩm được ăn giữa các buổi chính, mà bé có thể tự ăn được, dễ ăn và dễ chuẩn bị. Tuy nhiên, nếu mức độ dinh dưỡng và lượng thức ăn mỗi bữa thấp, hoặc bé không còn được bú mẹ nữa, thì bé phải ăn nhiều bữa hơn.
Cho bé ăn phong phú để đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất. (Ảnh: Eumom) |
7. Dưỡng chất của thức ăn dặm
Cho bé ăn phong phú để đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất. Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng cần được cho ăn hàng ngày hoặc thường xuyên. (Bé không thể ăn chay ở giai đoạn này, trừ khi sử dụng thực phẩm có bổ sung chất đặc dụng.)
Trái cây và rau củ giàu vitamin A phải được ăn hàng ngày. Dinh dưỡng cũng cần đủ chất béo (để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo). Tránh cho bé uống nhiều nước hoặc các loại giải khát dinh dưỡng thấp, như soda, nước ngọt, trà... ngay cả nước ép trái cây cũng nên giới hạn, để không làm giảm lượng chất giàu dinh dưỡng khác cần cho bé, như sữa mẹ.
8. Dùng thức ăn dặm có bổ sung vi chất hoặc cho bé uống uống vitamin, khi cần
Trong một vài vùng dân cư các mẹ sữa có thể cần dùng thực phẩm có bổ sung vừa để mẹ mạnh khoẻ và đủ chất, vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất (đặc biệt là vitamin) cho sữa. Các loại thực phẩm/ thuốc bổ sung cũng có thể cần trước khi và trong khi mang thai.
9. Ăn uống trong và sau khi bé ốm/ bệnh
Tăng uống nhiều hơn ăn, đặc biệt là bú nhiều sữa mẹ trong thời gian bệnh. Khuyến khích bé ăn các thực phẩm mềm, phong phú, ngon mà bé thích. Sau khi bé khỏi bệnh, dọn cho bé nhiều thức ăn hơn bình thường và khuyến khích bé ăn nhiều hơn.