Chị Lê cho biết, theo lời khuyên của bác sĩ ở Pháp, bé Đậu bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng tuổi. “Mình cũng không rõ nó có tên gọi phương pháp nào cụ thể không nhưng tạm gọi là ăn dặm kiểu Tây đi vậy”, chị cho biết.
Gia đình chị Hoa Lê. |
Ban đầu, bé ăn rau củ hấp và xay nhuyễn. Sau hai tuần, khẩu phần ăn của Đậu được bổ sung thêm hoa quả hấp và xay. Hết tháng thứ 7, bé dần làm quen với một lượng nhỏ thịt và cá. Sau đó cũng là lúc bé bắt đầu kết hợp ăn dặm tự chỉ huy.
Lần đầu làm mẹ, chị Lê tìm hiểu kiến thức về ăn dặm và các phương pháp qua sách vở, các nhóm về ăn dặm trên mạng và tham khảo lời khuyên của bác sĩ của con. Chị cho bé làm quen với phương pháp BLW để bé có thể chủ động trong việc tự ăn, mẹ nhàn, con ăn ngoan. Bởi Đậu Đậu thường ăn các món rau củ được chế biến khá đơn giản.
Khi Đậu Đậu chuyển sang ăn dặm BLW, chị chuẩn bị khay ăn có hình dễ thương và trang trí khay, đồng thời đồ ăn luôn phong phú, đa dạng để bé có hứng thú ăn uống. Các món ăn cũng được làm thành dạng bánh với vỏ ngoài đủ khô để bé cầm, bên trong vẫn mềm. Chị thường thay đổi món hàng ngày để đầy đủ chất cho một bữa.
Bánh chuối cuộn sữa chua và hạt chia, việt quất, cà chua. |
Không chỉ tham khảo trên mạng, chị còn tự mày mò công thức. Cách làm của chị thường là nghĩ đến loại thực phẩm, sau đó tìm các món có thực phẩm đó và nghĩ xem có thể kết hợp với những gì. “Thật ra mình toàn làm các món của người lớn theo công thức dành cho em bé, không gia vị, không đường. Công thức của mình không có gì là quá cao siêu, chỉ đơn giản là đồ hấp và xay rồi làm thành bánh cho bé cầm ăn”, chị cho biết.
Khi chế biến thực đơn ăn dặm cho con, chị chỉ chú ý đến việc đủ chất, bổ sung rau củ, ăn đồ chín, không thêm gia vị, không ăn đường. Chị cũng ưu tiên cho con ăn thực phẩm hữu cơ.
Bánh súp lơ xanh và thịt lợn, nấm, kiwi. |
Mì Ý sốt ớt chuông đỏ, cà chua với thịt gà. |
Chị chia sẻ, bé rất hào hứng với phương pháp ăn dặm này và rất hợp tác, mỗi bữa ăn bé đều rất hứng thú. Khi bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy, bé bỏ qua giai đoạn cầm và ném, cũng không có giai đoạn nhai nhả cho đến bây giờ. Tất cả đồ ăn bé cầm trên tay đều được cho vào mồm nhai và nuốt. Có lẽ, “thử thách” duy nhất trong quá trình cho bé ăn dặm là hàng ngày chị sẽ phải tìm món mới, cách làm và trang trí thế nào cho đẹp mắt.
Bánh pancake yến mạch, chuối phết quả bơ nghiền, hạt chia, củ cải hấp, việt quất, phúc bồn tử. |
Chị chia sẻ: “Bé có bỏ ăn một đợt khi bị sốt cao do lây cúm đi nhà trẻ lúc 9 - 10 tháng”. Tuy nhiên, trong thời gian này, bé chỉ kén chọn hơn. Những lúc như vậy chị hiểu là con mệt, con đau họng nên không ăn được nhiều. Do vậy chị cũng không ép con ăn. Sau khi bé hết ốm, lượng ăn vẫn không tăng lại, chị cho bé nghỉ ăn dặm và chỉ ăn sữa. Hơn một ngày sau, bé lại ăn dặm lại bình thường như trước.
Chị Lê chia sẻ: “Nhiều lúc mình cũng cảm thấy mệt khi phải chăm con một mình, nhưng trong công việc gia đình, chồng mình cũng giúp đỡ rất nhiều”. Điều quan trọng là mỗi khi hoàn thành khay đồ ăn ngon, đẹp mắt, chị đều hào hứng sáng tạo thêm những món khác. Tuyệt vời nhất là nhìn ngắm con ăn ngon. Vậy nên chưa bao giờ chị cảm thấy chán việc nấu đồ ăn cho con. Từ khi làm đồ ăn dặm cho Đậu Đậu, cả nhà còn được ăn thêm nhiều món mới nữa. Có Đậu Đậu, chị Lê cũng có thêm nhiều động lực để làm nhiều thứ mà không thấy mệt mỏi.
Một số món ăn dặm chị Hoa Lê chuẩn bị cho con:
Cơm nắm, bí đỏ hấp, xoài, lý chua. |
Cháo thịt lợn băm, kỳ tử, bí đỏ, phomat tươi, hạt chia, kiwi, việt quất |
Thịt gà hấp tẩm bột nướng, hoa hồng khoai tây, đậu nướng, bánh chuối yến mạch phết chữa chua, việt quất. |
Táo mận hấp, xay |
Mì sốt cà chua, thịt cừu, ớt chuông đỏ, vàng hấp, framboise, phomat babybel. |
Bánh mỳ cá hồi hấp, quả bơ, củ cải, dưa thơm. |
Mì tuơi sốt rau chân vịt, cá hồi, kiri, mận hấp. |
Cháo cá hồi, khoai lang tím, quả bơ, dưa thơm. |
Cháo rau chân vịt, rắc lòng đỏ trứng, mận, kiri. |
Cà tím cuộn cơm thịt băm, đậu hũ non yến mạch sốt sữa chua việt quất, đào. |
Bánh crepe rau chân vịt, phết khoai tây nghiền thịt gà, kiri, củ dền, táo hấp. |
Khoai lang hấp, xay cùng phomat kiri, thịt gà hấp. |
Bánh khoai lang tím, gà, nấm, cà rốt, súp lơ hấp, nho. |
XEM THÊM
Ăn thô từ 7 tháng tuổi, đến 10 tháng tuổi bé đạt 'thành tích' đáng kinh ngạc này
Tìm hiểu khá kĩ về phương pháp ăn dặm bé chỉ huy BLW, chị Tuyết (TP HCM) không còn nỗi sợ con bị hóc nghẹn ... |
Tham khảo lịch ăn cho trẻ 6 tháng tuổi, 8 tháng tuổi, 10 tháng tuổi và 1-2 tuổi
Trang Babycenter tư vấn lịch ăn cho bé 6 tháng tuổi, 8 tháng tuổi, 10 tháng tuổi và 1-2 tuổi, bố mẹ có thể tham ... |
Mẹ 9X Ninh Thuận chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm 3in1
Với mỗi bé, hành trình ăn dặm chính là khoảng thời gian để trẻ dần khám phá thức ăn theo cách riêng của mình. Để ... |
Thực đơn cơm nát hấp dẫn cho bé từ 8 tháng tuổi
Mới 11 tháng tuổi và chỉ có 4 cái răng, bé Mía, con chị Ngọc Diệp (Hà Nội) được ăn cơm nát và các món ... |
Thực đơn ăn dặm 30 ngày đầu cho con ‘không biếng ăn ngày nào’
Chị Phương Thảo (28 tuổi, Cà Mau) cho biết bé Gạo ăn dặm lúc tròn 6 tháng tuổi theo hai phương pháp ăn dặm truyền ... |
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018