Bé Harry, hiện 10 tháng tuổi đã được mẹ cho làm quen với các món trái cây khi hơn 5,5 tháng và bước vào hành trình ăn dặm BLW khi tròn 6 tháng tuổi.
Không giống như một số bà mẹ khác thường lo lắng, hoang mang, chị Đinh Hồ Thanh Thảo quyết định từ bỏ công việc tổ chức sự kiện để dồn toàn bộ thời gian chăm con lại rất hào hứng khi bắt đầu cho con ăn dặm và không đọc hay nghiên cứu bất cứ cuốn sách nào.
Chị chia sẻ: "Đa phần, mình chỉ tâm sự với chị bạn bên Anh. Chị cũng là người hay lưu ý mình một vài kiến thức, từ đó mình học hỏi dần và tự tìm hiểu theo cách riêng của mình một cách bản năng nhất trên Internet".
Tổ ấm hạnh phúc của chị Thanh Thảo. (Ảnh: NVCC)
Khi cậu con trai được 6 - 6,5 tháng tuổi, chị cho con ăn dặm kiểu Nhật. Sau hai tuần, Harry bắt đầu "chống đối, đình công". Được một người bạn giới thiệu về ăn dặm BLW, từ đó, chị cho bé chuyển sang ăn dặm tự chỉ huy.
Và điều bất ngờ là ngay khi đổi phương pháp, Harry đã hoàn toàn khác: bé ăn tốt hơn, vui vẻ, hứng thú, cười đùa và bé thật sự tận hưởng bữa ăn của mình theo cách của bé bởi với ăn dặm BLW, bé được làm chủ cuộc chơi, "cuộc ăn" của mình.
Chị tâm sự: "Mình thường hay đi ngược lại xu hướng một chút. Nếu có mẹ nào nói với mình rằng không được cho con dưới một tuổi ăn cái này hay cái kia, mình đều hỏi lí do tại sao. Dù họ có trả lời được hay không thì mình sẽ tự tìm hiểu riêng theo cách riêng của mình".
Đó là kể cho chồng nghe và hỏi anh ấy. Nếu anh ấy không biết thì sẽ nhờ chồng hỏi chị dâu ở Anh là bác sĩ từng làm việc cho WHO.
Hoặc chị sẽ tự tìm kiếm kiến thức trên các hội nhóm chuyên về sức khỏe, trẻ em, làm ba mẹ nước ngoài và trang y tế sức khỏe của chính phủ Anh NHS. Lúc đó, chị mới có thể biết được ai đúng - sai để áp dụng cho Harry một cách chính xác, khoa học nhất.
Cậu bé Harry luôn thích thú với những phần ăn do mẹ chuẩn bị.
Harry chưa bao giờ thật sự gọi là "biếng ăn" trong vài tuần, hay thậm chí vài tháng. Chỉ những lúc bé không muốn, không thích ăn, khi bày đồ ăn lên bàn, bé sẽ bốc vài cái là chán.
Tự nhận mình là người nóng tính, vài lần đầu bé bỏ bữa như vậy, chị cũng hét con vì mẹ bỏ công sức nấu ngon quá mà không ăn thì ai mà không giận. Nhưng chồng chị luôn là "cán cân" để làm dịu tình những tình huống như thế này. "Anh sẽ bảo mình ra ban công hít thở rồi quay vào bàn ăn với con sau để giảm cơn nóng của mình. Ba cũng sẽ ẵm Harry ra ghế ăn thay mẹ", chị chia sẻ.
Từ sau những lần như thế, chị cũng dần linh hoạt và mềm mỏng hơn.
Những món ăn ngon miệng, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng chẳng hề cầu kì trong cách trang trí.
Tuy nhiên, vẫn có những ngày con khá bướng, mặc dù đã ăn xong món tráng miệng nhưng vẫn không ăn ăn món chính.
Những lúc như thế, chị sẽ hỏi con ba lần, đổi các món ăn nhanh khác hoặc đổi thứ tự món ăn để kích thích vị giác, nếu cách này cũng không hiệu quả, chị sẽ để bé kết thúc bữa ăn.
"Khó khăn với mình chắc là công việc khi ăn xong. Thật sự dọn rất mệt. Các chị em nên lưu ý hạn chế mua những chiếc ghế phức tạp vì rửa sau mỗi bữa ăn khá cực.
Mình hiểu tâm lí có bé đầu tiên ai cũng háo hức sắm sửa những cái tốt nhất nên hậu quả bây giờ sau mỗi bữa ăn quả là "ác mộng". Nói cho vui, chứ con ăn giỏi thì cực bao nhiêu mà không được", chị Thảo chia sẻ.
Theo chị Thảo, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con, mẹ nên ưu tiên chất đạm, béo trong thực đơn của bé bởi đây là những yếu tố quan trọng khi bé dưới 2 tuổi và chú ý cân bằng vitamin, tinh bột.
"Lúc Harry mới bắt đầu ăn, mình quan sát bé ăn liên tục và ghi chú lại những món nào bé thích để biết được khẩu vị của con. Sau này, mình thường làm lại các món này để bé không quên và "dụ" bé hào hứng với bữa ăn", chị Thảo chia sẻ.
Khi giới thiệu món mới, vị mới, nếu con không thích ăn, chị sẽ làm món đó 3 lần liên tiếp để bé có thời gian tiếp nhận cái mới. Nếu con vẫn không ăn thì thay đổi cách chế biến. Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi khả năng ăn của bé để thay đổi cấu trúc món ăn, tạo sự đa dạng, vui nhộn cho bé.
Thời gian mới cho con ăn dặm, chị hay theo dõi Facebook của Masterchef Tuyết Phạm. Sau đó, từ những công thức có sẵn, chị chế biến theo sở thích của con và điều kiện của mình.
Chị cho biết, việc lên thực đơn cho con giai đoạn 6 - 7 tháng khác dễ dàng. Vì mỗi món đều là cái mới với trẻ nên bản thân không áp lực, tha hồ nấu nướng theo ý thích. Nhưng những tháng tiếp theo, chị cảm thấy mình bị stress vì phải nghĩ món mới mỗi ngày.
Tuy nhiên, kể từ khi Harry được 9 tháng tuổi đến nay, món mới chỉ xuất hiện một lần trong tuần và các ngày còn lại chủ yếu lặp lại cái món bé thích.
Và việc nấu nướng các món cho bé thiên về món Tây, nên rất nhanh gọn, không bày vẽ quá nhiều. Hiện tại, chị vẫn hay tận dụng đồ ăn sẵn có mà chế biến cho Harry.
Thậm chí, chị còn không cầu kì trang trí như nhiều bà mẹkhác vì lo việc trang trí quá "điệu" sẽ làm thành thói quen cho bé sau này đẹp mới ăn, không đẹp không ăn.
Nhưng dĩ nhiên, cũng chẳng mẹ nào làm món ăn dặm BLW kém đẹp mắt cho con.
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018