'Liên hoàn kế' đưa trẻ vào bàn ăn, đảm bảo thành công 'không trượt phát nào'

Đưa trẻ vào bàn ăn là một trong những việc khá "khó nhằn" với các bậc cha mẹ bởi trẻ luôn đưa ra những lí do vô cùng trời ơi đất hỡi hay thậm chí còn ăn vạ để trốn tránh những bữa ăn. Dưới đây là chia sẻ của một ông bố về những "kế sách" đưa trẻ vào bàn ăn.

Ông bố này đã phải đối mặt với rất nhiều "chiêu trò" của cậu nhóc hơn 2 tuổi trốn tránh những bữa ăn. Và để đối phó với sự lanh lợi của cậu bé, ông bố này đã phải "cao tay" hơn, nghĩ ra "liên hoàn kế" để dụ cậu nhóc vào bàn ăn và khiến cậu phải "tâm phục, khẩu phục".

Dưới đây là "liên hoàn kế" đưa trẻ vào bàn ăn

Gia đình Long vốn không dùng ghế ăn dặm, cho nên chuyện ăn uống của nhóc Soda cũng gian truân lắm.

Đến giờ ăn là bé cứ chạy nhắng nhít khắp nhà, như thể việc vận động tay chân là "điều kiện cần" để tiêu hóa cơm canh cá. Sau một thời gian luyện tập khổ sở, thì chàng trai 28 tháng tuổi đã có thể ngồi ăn nghiêm chỉnh hết bữa cơm.

Cơ mà, cái sự đời vốn dĩ không đơn giản như người ta tưởng. Khi cậu bé chịu ngồi vào bàn ăn thì cũng là lúc vấn đề mới nảy sinh. Đó là cậu bé đã biết "quy luật giờ giấc" và cứ đến trước giờ ăn là cậu lại "bày trò", lại cố tình say sưa vào các trò chơi để không phải vào bàn ăn. 

Liên hoàn kế đưa trẻ vào bàn ăn, đảm bảo thành công không trượt phát nào - Ảnh 1.

Mè nheo khi ngồi vào bàn ăn là "sở trường" của nhiều trẻ. (Ảnh minh họa: Báo Giao Thông).

Nói nhẹ, cậu không nghe, quát mắng, cậu ăn vạ... Và không cần phải động não nhiều, có mấy chiêu thức cũ, tôi đã mang ra để áp dụng. Đó là cho con "chơi thêm 5 phút rồi vào"/ 

Có lần, Soda đang say sưa câu cá, thì cả nhà chuẩn bị ăn cơm. Tôi từng rất tự tin nói: "Con chơi thêm 5 phút nữa rồi vào bàn ăn cơm nhé". 300 giây trôi qua thật nhanh chóng. "Hết 5 phút rồi, vào ăn cơm thôi con", tôi điềm tĩnh nói.

Không cần suy nghĩ lâu, Soda đối phó lại: "Chưa hết 5 phút đâu. Cho con chơi thêm tí nữa". Tôi á khẩu.

Và tôi đã nghĩ ngay ra vấn đề, làm sao để tranh cãi về độ dài của "5 phút" với một cậu bé 28 tháng tuổi, khi mà anh chàng với bố không cùng hệ quy chiếu thời gian? Tưởng chừng như bế tắc với anh chàng lắm chiêu này. 

Và trong một thoáng suy nghĩ, tôi liền vận dụng "liên hoàn kế" để đối phó với anh chàng 2 tuổi lanh lợi và nhiều trò.

Kế thứ nhất: Dục cầm cố túng, muốn bắt thì nên thả. Kế này, nếu diễn dịch theo ngôn ngữ của các nhà tiếp thị thì nó chính là "Nguyên lí Collier". "Hãy luôn bắt đầu từ cuộc hội thoại đang diễn ra trong tâm trí khách hàng". Người khách hàng của tớ, dĩ nhiên là anh chàng hơn 2 tuổi đang say sưa câu cá gỗ và không chịu ăn cơm.

"Ôi, con trai của ba câu cá giỏi quá. Mẹ ơi, xem con câu giỏi chưa này, câu được vèo vèo luôn, bạn cá đớp mồi liên tục luôn". 

Các bậc cha mẹ nên cố gắng bắt nhịp vào câu chuyện trong tâm trí của bé với giọng điệu hào hứng nhất có thể. Có thể các bậc cha mẹ rất nóng lòng đưa con nhỏ vào bàn ăn nhưng nếu sử dụng kế sách này, anh chị phải lưu ý cực kì nhẫn nại để cho bé câu nốt mấy con cá còn lại.

Kế thứ 2: Kim thiền thoát xác. Đây chính là cách thay hình đổi dạng nhưng vẫn giữ nguyên ý đồ. Bố mẹ hãy cùng theo dõi câu chuyện của Soda nhé.

"Con câu hết cá rồi, giờ ba bỏ thêm 4 bạn cá này cho con câu nữa nhé. Câu hết 4 bạn cá này là mình vào bàn ăn cơm nhé".

Chúng ta cầm chắc thất bại khi cố giải thích với cậu nhóc về độ dài của "5 phút", nhưng việc "câu hết 4 con cá" là việc vô cùng dễ hiểu và cậu nhóc không thể tranh cãi nổi. Chỉ cần đổi "đơn vị đo lường" từ thời gian - một thứ khá mơ hồ cho các bé thành một thứ gì đó hữu hình hơn thì chúng ta đã cầm chắc "thành công". 

Cậu bé câu hết 4 con cá, khuôn mặt thoáng buồn vì thấy hạn của mình đã đến nhưng không thể cãi lại cha mẹ vì đã hết số cá được quy định. Đến bước này, cậu bé đã phần nào chấp nhận việc phải ngồi vào bàn ăn thay vì câu cá thêm 5 phút. 

Kế thứ 3: "Cầm tặc cầm vương". Bắt giặc, phải bắt tướng. Vị "tướng" mà ba Long muốn chinh phục chính là trung tâm chỉ huy của mọi suy nghĩ và hành động của Soda - vị tướng cảm xúc. 

Trẻ có thể dửng dưng trước câu nói đầy tính logic: "Nếu con không ngừng câu cá và ngồi vào bàn ăn, thì kể từ ngày mai, con sẽ không được chơi trò này nữa", nhưng lại dễ dàng bị thuyết phục bởi những "cảm xúc, hình ảnh, lời khen ngợi, tính từ". Bởi đó là những thứ dễ dàng kết nối với não phải của trẻ. Chúng ta hãy cùng toàn lực tấn công vào thành trì hết sức mong manh này nhé.

"Ôi, Soda ngoan quá. Con trai biết ngừng chơi câu cá để ngồi cùng ăn cùng ba mẹ. Có con cùng ngồi ăn, mẹ sẽ vui hơn và ăn được nhiều hơn. Con trai thật là hiếu thảo. Con đã trưởng thành thật rồi". 

Xem thêm: Để hành trình ăn dặm BLW của con không còn là cuộc chiến với mẹ

Tôi đã dùng những lời đường mật này rót vào tai Soda trong suốt quãng đường từ chỗ cu cậu câu cá đến bàn ăn, chinh phục vị tướng "cảm xúc" của cu cậu, và đương nhiên, dù có bướng bỉnh hay "nhiều chiêu trò" đến mấy, cậu bé cũng phải chấp nhận "đầu hàng vô điều kiện", vào bàn ăn với tâm trạng phấn chấn, vui vẻ vì đã được câu thêm tận 4 con cá và biết mình là thành viên vô cùng quan trọng trong bữa ăn gia đình. 

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.