Khi bé Coca tròn 6 tháng tuổi, chị Thu cho bé ăn dặm hoàn toàn theo phương pháp bé tự chỉ huy. Sau khi tìm hiểu, chị thấy phương pháp này phù hợp để con có thể tự học hỏi và phát triển các kĩ năng qua đồ ăn. Hơn nữa, từ khi mới ăn dặm, Coca không thích ai đút đồ ăn mà tự bé phải cầm và cho vào miệng.
Chị Thu và bé Coca. |
Ban đầu, ông bà cũng sợ cháu bị đau dạ dày, sợ hóc. Chị luôn thuyết phục và đưa sách cho ông bà đọc để hiểu thêm. Mặc dù, có những lúc Coca không thích nhưng ông bà ép ăn, chị vẫn trao đổi với người thân.
Qua 4 tháng ăn dặm BLW, từ bốc ăn bằng cả 5 ngón tay, bé đã nhón đồ ăn bằng 3 ngón khi sang tháng thứ 9. Bé có thể tự xử lý được sau vài lần bị hóc, đến nay, khả năng ăn thô của bé rất tốt. Bé cũng không thích bế rong hay xem tivi, điện thoại trong khi ăn. Đến giờ ăn, chị để con ngồi vào bàn khám phá đồ ăn. Hôm nào bé không hợp tác, chị sẽ cho con rời khỏi bàn ăn và không ép con. Ngay cả khi đi ăn bên ngoài cũng vậy. “Chỉ cần cho ngồi vào bàn ăn của em bé là tự ăn đồ ăn của mình”, chị Thu chia sẻ.
Tuy ăn dặm toàn thực vật nhưng Coca vẫn đạt chuẩn cân nặng, chiều cao so với tiêu chuẩn WHO. |
Chia sẻ về việc cho con ăn thuần thực vật, chị Thu cho biết: “Khi con 4,5 tháng tuổi, mình nghiên cứu về cách ăn dặm của Việt Nam nhưng cảm thấy không thích vì chế độ ăn dặm cho bé sử dụng đạm động vật khá sớm”. Sau đó, chị tìm hiểu qua sách ăn dặm của nước ngoài về vegan baby, các thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé vì đồ ăn đa dạng và đầy đủ chất cho dù ăn thuần thực vật.
Nhìn những khay đồ ăn của Coca, không ít người cho rằng bé sẽ không đủ chất vì không có đạm. Tất nhiên, với cách ăn như thế này, ông bà nội ngoại đều phản đối, nhất là khi thấy cháu hàng xóm ăn được cả bát cháo thịt, cá còn cháu mình “ăn thì ít, vứt đi thì nhiều”, lại chỉ có vài cọng rau. Nhiều khi vào bữa, ông bà cũng đưa đồ ăn nhưng chị cũng chỉ nói rằng món ăn có gia vị nên cháu không ăn được, cháu không biết ăn.
Những khay đồ ăn chỉ toàn... rau củ quả của Coca. |
Ông bà bắt đầu gợi ý cho bé ăn thêm thịt thêm cá. Mỗi lần như vậy, chị chỉ cười trừ và nói rằng “mỗi trẻ một khác”. Chị cho rằng: “Thấy Coca cứng cáp, khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao vẫn đạt chuẩn, kết quả đó là mới là cách thuyết phục hợp lý nhất”.
Về phía chồng chị, anh là người luôn tin tưởng chị trong chuyện chăm con nên rất ủng hộ quyết định của vợ. Tuy nhiên, chị cũng thảo luận trước và đưa tài liệu cho chồng đọc để hiểu hơn. Khi thấy con ngày càng hợp tác, thích ăn cơm và ăn ngoan, gia đình chị tin tưởng và yên tâm để chị nuôi con theo cách đã chọn. Chị nhận ra rằng chồng là người đồng hành tốt nhất trong hành trình nuôi con khoa học theo định hướng của bản thân. Đặc biệt, các mẹ cần bỏ qua mọi điều “đàm tiếu”, so sánh về cân nặng của “con nhà người ta”.
Chồng chị Thu luôn tôn trọng và ủng hộ chị trong các vấn đề chăm sóc con. |
Các món ăn chị thường tìm hiểu của các bé nước ngoài trên Instagram theo hashtag #blwmenu #veganbaby. Món nào không có công thức, chị mày mò, tìm cách làm theo tên món ấy. Đồ ăn của bé không cho gia vị nên chị chỉ xem nguyên liệu chính rồi biến tấu theo cách của mình.
Coca rất hào hứng với đồ ăn mẹ làm. Với những món ăn ưa thích, con sẽ ăn hết món này và nhanh chóng chuyển sáng món khác. Nhưng với món ăn không thích, bé sẽ không ăn lại và ném khỏi bàn ăn. Chị Thu chia sẻ: “Trong 12 tháng đầu, sữa mẹ là thức ăn chính của con nên mình không bao giờ có ý nghĩ ép con ăn. Dù có tiếc công mình chuẩn bị đồ ăn nhưng không sao, tôn trọng con vì như ng lớn mình cũng có những lúc ăn chẳng thấy ngon miệng. Khi nào không thích ăn thì ti sữa mẹ”.
Chị nhấn mạnh: “Mình cho bé ăn nền thực vật chứ không phải ăn chay”. Khi con 1 tuổi, chị sẽ cho con đi khám dinh dưỡng để xem từ trước đến nay cho con ăn dặm thuần thực vật liệu có vấn đề gì không. Chị cũng sẽ cho bé ăn đạm động vật nhưng rất hạn chế và tôn trọng con vì “biết đâu con yêu động vật và không muốn làm hại các bạn thì sao”. Nếu con thích, chị vẫn cho con ăn nhưng hướng con theo cách tốt cho sức khỏe của con.
Khi chế biến đồ ăn cho con, lưu ý đầu tiên là không cho đường, muối, mật ong và cố gắng cho con ăn không gia vị đến khi 18 tháng tuổi thì càng tốt. Với chế độ ăn dặm thuần thực thực, các mẹ nên cho con ăn đa dạng, rau củ nhiều màu sắc, bổ sung đạm từ thực vật như rau và các loại đỗ, đậu, tảo... Hàng ngày, mẹ nên “độn” thêm khoai lang vào món ăn của con, "người già và trẻ nhỏ mỗi ngày nên ăn một củ khoai lang rất tốt cho sức khoẻ".
Ngoài ra, các mẹ cần tìm mua sau sạch, rau hữu cơ để đảm bảo an toàn cho con. Chị Thu thường bổ sung tảo hữu cơ thay cho vị tanh của tôm cá và nguồn nguyên liệu cho con hoàn toàn là đồ hữu cơ nguồn gốc rõ ràng. Kể cả khi mua bánh ăn dặm hay bất kì đồ chế biến sẵn cho con, mẹ cần xem bảng thành phần xem có đường, muối hay nhiều chất phụ gia hay không và nên mua đồ có chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn cho con.
Cùng tham khảo một số thực đơn thuần thực vật của bé Coca.
XEM THÊM
Để con ngon miệng, mẹ là cô giáo mầm non thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm 3in1
Chị Huyền Linh (27 tuổi), mẹ bé Sam (7 tháng tuổi rưỡi) cho biết, Sam rất vui vẻ hợp tác với mẹ trong hành trình ... |
Mẹ Quảng Trị chia sẻ phương pháp cho con ăn dặm theo kiểu 3in1
Chị Thư (hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương) cho biết con gái chị - bé Mon (15 tháng tuổi) hiện tại ... |
Bé ăn ngon, mẹ nhàn tênh với thực đơn cơm nát cho bé trên 11 tháng tuổi
Đối với các bé từ 10-12 tháng tuổi, mẹ nên cho con tập làm quen với cơm nát để bé hoàn thiện kỹ năng nhai ... |
Kết hợp 2 phương pháp ăn dặm từ lúc 6 tháng, bé ăn ngoan không chê món nào
Chị Ngô Thị Nhàn (28 tuổi, Hà Nội), mẹ bé Pupu (9 tháng) chia sẻ, nhờ kết hợp giữa ăn dặm truyền thống và ăn ... |
Thực đơn 30 ngày đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật
Nguyễn Ngọc Huyền (Nhân viên văn phòng, Tp. HCM) cho biết ngoài cho con ăn dặm kiểu Nhật, chị còn cho bé ăn dặm tự ... |
35 thực đơn mỗi ngày cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống
Chị Thảo (27 tuổi, Tp. HCM) cho biết, nhờ kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống, bé Thỏ (7,5 tháng tuổi) đã ... |
Mẹ hãy thử làm ngay các món ăn phụ không dùng lò nướng cho con ăn dặm
Có những ngày mẹ bận rộn mà không muốn "lích kích" nhào bột, nướng bánh nhưng vẫn phải làm bữa phụ cho bé, hãy tham ... |
Gợi ý cách làm 7 món cho bữa sáng của bé từ 12 tháng tuổi trở lên
Những món ăn ngon mắt, hấp dẫn không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho bé mà còn kích thích vị giác để bé hứng ... |
Bí quyết để con hào hứng ăn dặm của mẹ là cô giáo
Phan Thuỳ Na (28 tuổi), mẹ bé Cà Ri (23 tháng tuổi) cho biết, các món ăn chị làm hầu như đều không phức tạp ... |
Những món cháo dinh dưỡng thơm ngon cho bé ăn dặm
Trong thời kỳ bé ăn dặm, các món ăn đều phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đẹp mắt, thơm ngon để kích thích ... |
Mẹ linh hoạt thay đổi phương pháp ăn dặm để con thích thú, mong đến giờ ăn
Nguyễn Thị Ngọc Hằng (27 tuổi, Tp. HCM), mẹ bé Chelsea (hơn 11 tháng tuổi) cho biết, sau khi cho con ăn dặm tự chỉ ... |
Thực đơn ăn dặm đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng của mẹ 9X
Với nhiều mẹ, ăn dặm chính là một cuộc chiến đầy nước mắt và khó khăn của cả hai mẹ con. Cho dù có bày ... |
Con ăn dặm ngon lành nhờ mẹ tìm hiểu các phương pháp từ khi 4 tháng tuổi
Nguyễn Anh Thư (28 tuổi, Ninh Thuận) cho biết, chị lựa chọn phương pháp ăn dặm 3in1 và bé nhà chị rất hào hứng, hợp ... |
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018