Theo ghi nhận của phóng viên, vào thời điểm từ 7/3 tại những tuyến đường tập trung nhiều trường đại học, tình trạng lấn chiếm vỉa hè buôn bán hoa đã trở nên vô cùng nở rộ. |
Trên phố Trần Đại Nghĩa hàng loạt các cửa hàng hoa tự phát chiếm chọn toàn bộ vỉa hè. |
Mặc dù tại những địa điểm này đã đề rất rõ ràng "cấm tụ tập bán hàng" thế nhưng vẫn bị nhiều người làm ngơ. |
Đa phần người vi phạm là những bản trẻ, sinh viên buôn bán tự phát. Khi được hỏi có biết về việc lấn chiếm vỉa hè buôn bán là sai quy định và hàng hóa sẽ bị thu giữ, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư cho biết, "chúng em để vào túi, vào làn hết rồi, chỉ cần thấy cảnh sát đến là cầm đồ chạy đi nơi khác". |
Hiệu ứng 8/3 khiến cho vỉa hè bị chiếm dụng một cách triệt để. |
Ghi nhận tại khu vực trước cổng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán cũng xảy ra tương tự. |
Bạn Yến và Ngọc (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội) cùng nhau gom tiền để mua hoa bán trong ngày 8/3. Bạn Ngọc cho biết: "Em cũng mới ra đây bán hoa, thấy các anh chị bán hoa thu nhập cũng được nên chúng em cũng ra đây để bán, không có cửa hàng nên chúng em bày tạm ra vỉa hè". |
Người bán hoa, người chọn hoa ngay trên vỉa hè. |
Có quá nhiều những cửa hàng bán hoa và quà tặng nhân dịp mùng 8/3, đã khiến cho không còn vỉa hè cho người đi bộ, nhiều người đành phải chọn lòng đường làm nơi đi bộ. |
Kinh doanh ngay tại lối dẫn lên xuống cầu đi bộ. |
Hay bán hoa ngay dưới gầm cầu. |
Rác thải ở khắp trên vỉa hè. |
Trên phố Đại Cổ Việt có vỉa hè chỉ hơn 1 mét nhưng cũng bị một cửa hàng bán hoa chiếm dụng, theo tìm hiểu cửa hàng hoa này xuất hiện ở đây đã lâu, hàng ngày vẫn vô tư lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buộc người dân đi bộ phải "bon chen" với dòng xe đông đúc vào thời điểm tan tầm. |