Chương trình GDPT mới: Liệu có phải 'Bình mới rượu cũ?'

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới được Bộ GD&ĐT thông qua hôm 27/7 vẫn đang nhận được sự góp ý của nhiều giáo viên, chuyên gia giáo dục. 
chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh
chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu Dự thảo chương trình giáo dục mới: Học sinh THPT sẽ học 1 buổi 1 ngày
chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh THCS sẽ học ít hơn?
chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu Dự thảo chương trình giáo dục 2017: Giảm tổng số tiết dạy lớp 1, lớp 2

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới được Bộ GD&ĐT thông qua hôm 27/7 vẫn đang nhận được sự góp ý của nhiều giáo viên, chuyên gia giáo dục. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy môn Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) để nghe ý kiến chia sẻ.

chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu
Thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy môn Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Ảnh: Đình Tuệ.

Là một giáo viên phổ thông với hơn 20 năm giảng dạy, đã trải nghiệm qua nhiều lần thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông với nhiều sự thay đổi trong hình thức thi cử, sau khi nghiên cứu xong Chương trình GDPT tổng thể lần này, thầy Trần Trung Hiếu có một số ý kiến mong muốn gửi tới Bộ GD&ĐT như sau:

"Thứ nhất: Sau hơn 3 tháng lấy ý kiến phản biện, góp ý, Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể (công bố ngày 12/4) đến Chương trình GDPT chính thức mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa công bố ngày 28/7, nếu như đặt một phép so sánh cơ học thì có thể thấy Chương trình chính thức ần này so với Dự thảo có một số thay đổi như giảm bớt thời lượng tất cả các môn học, bậc học, thay đổi tên môn Giáo dục Công dân thành môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật…

Tuy nhiên, xét về góc độ bản chất thì Chương trình chính thức so với Dự thảo thực chất vẫn là 'Bình mới, rượu cũ' sau một thời gian lấy ý kiến phản biện, góp ý. Thậm chí, ở Dự thảo trước chúng ta còn thấy tinh hoa của đổi mới, nhưng đến Chương trình chính thức có vẻ như nó gần như quay lại với chương trình phân ban hơn 10 năm trước.

Tôi có cảm nhận là dường như, Bộ GD&ĐT càng đổi mới lại càng lúng túng, luẩn quẩn trong việc tìm ra hướng đi, cách đi phù hợp cho giáo dục phổ thông, đặc biệt là bậc THPT. Bộ GD&ĐT đang rơi vào tình trạng có sự mâu thuẫn cho phương án giữa ý tưởng và khả năng triển khai thực hiện ý tưởng, giữa 'giảm tải' với 'tăng tải', giữa 'bắt buộc' và 'tự chọn' các môn học.

Thứ hai: Dù chưa có chữ ký của Bộ trưởng cho văn bản này và sau đó là Chương trình môn học (còn gọi lại chương trình cụ thể) nhưng tôi tin đó là văn bản chính thức và nó sẽ được triển khai.

Và một điều chắc chắn rằng, khi Chương trình GDPT tổng thể này, nó sẽ tiếp tục tạo nên những sự thay đổi lớn trong GDPT đến giáo dục đại học ở các công đoạn: Từ việc biên soạn SGK mới thay cho SGK hiện hành; đổi mới phương pháp dạy học; phương án thi, hình thức thi THPT quốc gia và thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; nội dung và chương trình, vấn đề đào tạo sinh viên ở bậc đại học để tương thích với sự thay đổi từ phổ thông…

Đương nhiên khi ấy, hệ quả của việc phải triển khai Chương trình này sẽ kèm theo sự hao tốn về thời gian và tài chính quốc gia phải chi.

chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh

Dù Bộ GD&ĐT sẽ triển khai và quyết tâm triển khai bằng mọi giá, những điều mà tôi thiết nghĩ và lo ngại là Chương trình Giáo dục phổ thông này sẽ không hề dễ dàng khi hiện thực hóa ý tưởng nghe qua là rất lý tưởng là chú trọng '5 phẩm chất, 10 năng lực' cho học sinh.

Và điều quan trọng nhất là chất lượng như thế nào, cao hơn, tốt hơn trong GDPT từ giai đoạn giáo dục cơ bản ( từ lớp 1 đến lớp 9) đến giai đoạn định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) thì không ai có thể dám khẳng định chắc chắn.

Thứ ba: Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về 'Đổi mới căn bản và toàn diện', ngành giáo dục những năm gần đây với những Đề án, Dự án, Chương trình cải cách giáo dục không thành công như VNEN, Thông tư 30, Đề án học ngoại ngữ 2020…luôn là những bài học đắt giá (xét theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).

Điều này dường như vẫn luôn 'còn tươi nguyên giá trị' cho Bộ GD&ĐT khi triển khai Chương trình GDPT 2017. Mọi sự vội vã và khiên cưỡng trong cách làm, thiếu dân chủ trong góp ý, phản biện và triển khai theo kiểu áp đặt 'mệnh lệnh hành chính', 'trên bảo dưới phải nghe', 'việc đã rồi'… đều dễ gây ra những hệ lụy khó có thể cân đong đo đếm".

chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, thầy Hiếu cũng cho rằng: Đổi mới là quy luật tất yếu trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nhưng không có nghĩa là phủ nhận sách trơn những cái cũ đang còn tác dụng để thay vào đó bằng những cái mới thì mới gọi là “đổi mới”.

"Quan điểm của cá nhân tôi cho rằng, đổi mới để phát triển, đi lên nhưng phải là sự phát triển theo chiều hướng ổn định chứ không nên tạo ra những sự xáo trộn, thậm chí là đảo lộn. Việc triển khai Chương trình này - đó là một sự thay đổi lớn sẽ tạo nên nhiều thay đổi khác trong ngành giáo dục từ mầm non đến đại học theo cả 2 phương diện tích cực và cả sự hạn chế, thuận lợi và cả sự khó khăn, thách thức luôn đan xen, song hành.

Vì vậy, khi triển khai Chương trình này, cá nhân tôi luôn mong Bộ GD&ĐT luôn tôn trọng các ý kiến phản biện, góp ý của giáo viên và thận trọng triển khai từng bước trong từng công đoạn trên tinh thần dân chủ và minh bạch", thầy Trần Trung Hiếu chia sẻ thêm.

chuong trinh gdpt moi lieu co phai binh moi ruou cu Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh

Chiều nay (28/7), Bộ GD&ĐT đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để làm căn cứ xây dựng dự thảo các ...

chọn
Đường cực kỳ quan trọng, liên quan ba khu đô thị ở Hà Nội 'phải hoàn thành năm tới, không có thời điểm lùi'
HĐND TP Hà Nội vừa tái chất vấn về dự án BT giao thông kéo dài 16 năm ở phía nam thành phố, đó là Đường trục phía nam tỉnh Hà Tây cũ.