Chương trình GDPT mới: Nhà trường sẽ xét công nhận tốt nghiệp

Trong tương lai, các trường THPT sẽ được quyền xét công nhận tốt nghiệp đối với học sinh lớp 12 khi hoàn thành các môn học và tích lũy đủ kết quả đánh giá. 
chuong trinh gdpt moi nha truong se xet cong nhan tot nghiep Học sinh từ tiểu học tới cấp ba sẽ học nhiều môn mới?
chuong trinh gdpt moi nha truong se xet cong nhan tot nghiep Đại học Giao thông vận tải hướng tới đào tạo đa ngành

Trường THPT sẽ xét công nhận tốt nghiệp

chuong trinh gdpt moi nha truong se xet cong nhan tot nghiep
Trong tương lai, các trường THPT sẽ xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 thay vì thi THPT quốc gia như hiện nay. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo dự thảo Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới công bố, khi học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Trong tương lai, học sinh sẽ không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia nữa. Việc xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá định kỳ do các trường THPT tổ chức thực hiện.

Dự thảo chương trình GDPT tổng thể đã nêu ra 3 hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức thực hiện dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, phụ huynh, bản thân học sinh và của các học sinh khác trong lớp.

Hình thức thứ hai là đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện. Khi học snh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Thứ ba là đánh giá trên diện rộng cấp quốc gia, cấp địa phương sẽ chỉ được thực hiện để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục. Các kỳ đánh giá diện rộng này sẽ được tổ chức bởi các tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã phân công Vụ Giáo dục trung học chủ trì, phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Ban Phát triển chương trình nghiên cứu, đề xuất lộ trình đổi mới đánh giá kết quả giáo dục và xét tốt nghiệp khi cấp THPT triển khai chương trình mới.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể, điểm mới của dự thảo là các trường sẽ tự sắp xếp thời gian học. Bộ không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết mỗi môn cần đạt trong năm.

Có thể dạy Ngoại ngữ ngay từ lớp 1

Một điểm đáng chú ý nữa tại dự thảo chương trình GDPT tổng thể, học sinh tiểu học sẽ bắt đầu học môn Ngoại ngữ 1 từ năm lớp 3. Tuy nhiên nếu địa phương nào có đủ điều kiện, có thể dạy từ lớp 1 và không quá 70 tiết một năm để tránh quá tải cho học sinh.

chuong trinh gdpt moi nha truong se xet cong nhan tot nghiep
Học sinh tiểu học có thể sẽ được học Ngoại ngữ 1 ngay từ khi vào lớp 1 tùy từng địa phương. Ảnh: Đình Tuệ.

Với môn Giáo dục thể chất sẽ được tổ chức thành các câu lạc bộ thể thao. Học sinh có thể tự chọn môn thể thao yêu thích nào để theo học, thay vì phải học tất cả các môn như trước đây. Chương trình mới cũng quy định, học sinh tiểu học học 2 buổi một ngày nhưng không quá 7 tiết.

Ở bậc học THCS, số môn học giảm xuống còn 6 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Trong môn học bắt buộc có phân hóa, ngoài Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh bắt đầu được hướng nghiệp với môn Công nghệ và hướng nghiệp.

Ở bậc THPT, lớp 10 được xác định là lớp định hướng nghề nghiệp. Do đó, nội dung bắt buộc sẽ có thêm môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, chủ yếu giới thiệu kiến thức về kinh tế, pháp luật để học sinh định hướng công việc cho mình.

Ở lớp 11-12, học sinh học bắt buộc 6 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 3 môn cuối trong số này đều học thực hành nên sẽ không gây quá tải hay áp lực cho học sinh.

Các em được chọn 3 môn và một chuyên đề học tập trong các môn tự chọn bắt buộc gồm: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.

Sau khi lấy ý kiến dư luận và có chỉnh sửa phù hợp, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019, chương trình GDPT tổng thể mới sẽ được triển khai trong cả nước, cho học sinh từ lớp 1.

chuong trinh gdpt moi nha truong se xet cong nhan tot nghiep Học sinh từ tiểu học tới cấp ba sẽ học nhiều môn mới?

Có nhiều môn học mới trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố.

chuong trinh gdpt moi nha truong se xet cong nhan tot nghiep Chương trình SGK mới sẽ chú trọng vấn đề giáo dục giới tính

GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chú trọng vấn đề giáo dục giới tính cho học ...

chọn
Kết luận Thanh tra Chính phủ về các dự án của Trung Thủy, Novaland
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra các sai phạm tại loạt nhà đất ở TP HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An, trong đó có dự án liên quan đến các chủ đầu tư như Trung Thủy, Novaland...