Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có giảm áp lực cho học sinh?

So với chương trình lần trước thì lần này cũng đã có những tiến bộ hơn nhưng vẫn băn khoăn ở chỗ có giảm bớt áp lực cho học sinh hay không

Về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mới đây, VOV.VN đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học Việt Nam.

PV: Thưa PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, có nhiều điểm đổi mới cả về nội dung, cách thức dạy và học. Ông có chia sẻ gì về hướng đổi mới giáo dục mà Bộ đưa ra lần này?

chuong trinh giao duc pho thong tong the co giam ap luc cho hoc sinh

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học Việt Nam.

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ: So với những chương trình trước kia thì dự thảo lần này đã có những tiến bộ hơn hẳn. Trước hết tôi rất hoan nghênh việc đưa môn ngoại ngữ xuống lớp 1.

Chúng ta đang bước vào thời đại hội nhập, Tin học và Ngoại ngữ là hai thứ không thể thiếu. Bên cạnh đó dự thảo cũng hết sức chú ý đến việc tăng tính thực hành cho học sinh.

Song đọc dự thảo, tôi vẫn có băn khoăn liệu chương trình mới có giảm bớt áp lực đối với học sinh hay không? Cá nhân tôi thấy vẫn còn nhiều môn và có vẻ còn hơi nặng nề.

Thêm nữa, nếu theo tinh thần Nghị quyết 29, hết bậc THCS, học sinh phải được phân luồng, nhưng ở khung mới, đến lớp 10 học sinh vẫn còn học rất nhiều môn.

Chương trình đưa ra lần này có vẻ như đang mô phỏng theo Singapore, nhưng tại Singapore, cấp một có 6 năm, cấp hai là 4 năm, do đó, lớp 10 vẫn thuộc THCS. Cấp 3 rút xuống còn 2 năm; lúc này chương trình học có tính phân luồng và phân hóa rất rõ ràng.

Tôi cho rằng ở cấp THPT cần có sự phân hóa, nên chia ra 30-40% học sinh theo hướng nghiên cứu, 50-60% theo hướng ứng dụng thực hành. Nếu vậy thì tổ chức nhà trường cũng phải thay đổi theo.

Bậc tiểu học hiện nay của ta có thể thực hiện 6 năm. Trước đây cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của ta có thể đáp ứng cho lượng học sinh tương đối lớn. Nhưng do làm tốt vấn đề kế hoạch hóa gia đình nên lại bị thừa giáo viên tiểu học.

Ta đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa giáo viên đi đào tạo lại, cho về hưu non… Như vậy, nếu để cấp 1 có 6 năm ta có đủ nguồn lực để thực hiện.

Còn như hiện nay, chương trình đưa ra vẫn mang máng là hết cấp 1 lên cấp 2, hết cấp 2 lên cấp 3 rồi tất cả vào hết đại học mà chưa có tính phân luồng.

PV: Trong Dự thảo mới có nhiều thay đổi lớn trong chương trình học và đặc biệt là cách đánh giá. Theo dự thảo, việc kiểm tra đánh giá sẽ được tiến hành theo 3 bậc và tiến tới bỏ kỳ thi THPT quốc gia. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ: Theo tôi, nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay thì phải thay đổi luật. Trên thế giới, nhiều nước, học sinh học xong phổ thông đều phải thi để có bằng tốt nghiệp THPT, bằng đó sẽ theo người học suốt cả cuộc đời.

Việc tổ chức thi hay bỏ kỳ thi THPT quốc gia cần được xem xét kỹ lưỡng, không thể làm qua loa. Trong luật có quy định học sinh học hết chương trình phổ thông đều phải trải qua kỳ thi để lấy bằng THPT. Nếu như bỏ kỳ thi THPT quốc gia là phạm luật, hoặc phải sửa luật hoặc phải thiết kế sao cho phù hợp với luật.

PV: Vậy theo ông, nếu tổ chức kiểm tra đánh giá như trong dự thảo đưa ra có giảm áp lực thi cử cho học sinh và đảm bảo tính công bằng, khách quan trong kết quả đánh giá?

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ: Mọi vấn đề đều cần phù hợp với thực tế. Cho nên, nếu như nhận định rằng tình hình giáo viên của chúng ra còn những tiêu cực chỗ này chỗ kia thì cần có hình thức thi cử thống nhất. Còn nếu như Bộ cảm thấy đảm bảo về đội ngũ giáo viên thì có thể thực hiện theo như cách đưa ra. Vấn đề này cần chờ thực tiễn trả lời.

PV: Ông có đề xuất gì về hình thức kiểm tra đánh giá và tuyển sinh CĐ, ĐH, thưa ông?

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ: Kỳ thi THPT quốc gia những năm gần đây đang thực hiện theo những khuyến nghị của Hiệp hội các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam, học sinh được cung cấp kiến thức một cách toàn diện, thi những môn công cụ để vào đời, thời lượng cũng khá phù hợp. Về cơ bản là học gì thi nấy.

chuong trinh giao duc pho thong tong the co giam ap luc cho hoc sinh Đừng để học sinh loạn thần vì 'học bạ đẹp như mơ'

Một vấn đề đặt ra trong kỳ thi là làm thế nào để các trường đều có học sinh, sinh viên. Hiện nay các trường cao đẳng, trung cấp phải rất khó khăn để có đủ chỉ tiêu. Bộ cần tìm cách để các trường đều có đủ chỉ tiêu.

Việc tuyển sinh đại học nên để các trường tự chủ. Thứ nhất là có thể căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Nếu như cần thi thêm môn năng khiếu thì các trường có thể tổ chức thi thêm, đảm bảo việc tuyển sinh phải sát với nhu cầu xã hội.

Hiện tại chúng ta mới chỉ đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên nguồn lực về cơ sở vật chất, số lượng giáo viên có đủ đáp ứng. Như vậy, các trường được nhà nước đầu tư thì họ sẽ được tuyển nhiều.

Đôi khi theo như những căn cứ đưa ra, chỉ tiêu đầu vào có thể tuyển nhiều, nhưng xã hội lại không cần. Như vậy cần đưa ra các tiêu chí giúp các trường tự chủ trong việc tuyển sinh, nhưng cũng cần căn cứ vào nhu cầu của xã hội.

PV: Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là thay đổi chương trình học theo hướng tích hợp ở lớp dưới và phân hóa ở lớp trên. Để thành công, chương trình mới cần chú ý điều gì, thưa ông?

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ: Một chương trình có thành công hay không đều phụ thuộc vào người thầy như thế nào. Còn xu hướng tích hợp cũng là một hướng giảm nhẹ, nhưng những người thiết kế chương trình cũng phải tính đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên trong các trường Sư phạm.

Như vậy việc đào tạo cũng cần đi theo hướng tích hợp. Ngay từ bây giờ phải thay đổi chương trình trong các trường sư phạm dần dần thì mới đảm bảo đội ngũ giáo viên phục vụ cho chương trình mới.

Mặt khác, với những giáo viên đang giảng dạy cần được đưa đi đào tạo lại, không thể bồi dưỡng qua loa. Đây là chuyện khó chứ không hề đơn giản. Tôi nghĩ rằng, song song với việc chuẩn bị tốt về giáo viên, cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt cơ sở vật chất.

Khi không có đủ điều kiện thì sẽ khó thành công. Theo như dự thảo, chương trình mới sẽ áp dụng từ năm 2018, như vậy thời gian không còn nhiều. Phía Bộ cần phải tính toán một cách đồng bộ về vấn đề này.

PV: Xin cảm ơn ông.

chuong trinh giao duc pho thong tong the co giam ap luc cho hoc sinh Năm 2018-2019 khó thực hiện đại trà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng, hiện tại mới chỉ là chương trình tổng thể, khi nào có chương ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.