Đưa giáo dục giới tính vào SGK mới
Chiều 24/3, Bộ GD&ĐT đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2017. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định, thời gian qua ở một số địa phương đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến mất an toàn cho học sinh tại trường học khiến dư luận bức xúc, lo lắng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (bìa trái) chủ trì buổi họp báo chiều 24/3 (Ảnh: Đình Tuệ). |
Một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là việc các em học sinh thiếu các kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ mất an toàn. Chương trình học tại trường của các em chưa đề cập nhiều đến giới tính. Vấn đề đặt ra là trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới dự kiến được áp dụng từ năm 2018, vấn đề giáo dục giới tính sẽ được phân bố ra sao.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới khẳng định: Sau một thời gian chuẩn bị, dự thảo chương trình đã hoàn thành và dự kiến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 sẽ công bố rộng rãi để lấy ý kiến dư luận trước khi được ban hành chính thức vào tháng 9/2017.
Cũng theo Giáo sư Thuyết, việc bảo vệ trẻ em không chỉ nằm ở chương trình giáo dục tốt mà còn cần sự phối hợp từ phía gia đình, xã hội và pháp luật. Theo đó, các bài học giúp học sinh nhận thức được việc bảo vệ mình trước vấn đề xâm hại sẽ có trong các môn như Khoa học đời sống, Kiến thức pháp luật, Sinh học ở các cấp học.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng thừa nhận những vụ việc liên quan an toàn trường học xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm đạo đức nhà giáo và dân chủ trường học. Bộ GD&ĐT đã và đang quyết liệt chỉ đạo để việc nâng cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo và nâng cao tính dân chủ trong trường học.
"Toàn ngành sẽ đẩy mạnh các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục để trường học thực sự là môi trường an toàn, lành mạnh cho học sinh", ông Bùi Văn Ga nhấn mạnh thêm.
Học sinh lớp 10 sẽ được định hướng nghề nghiệp
Theo chia sẻ của GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực, đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhân cách của các cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chương trình SGK mới sẽ chú trọng vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh (Ảnh: Đình Tuệ). |
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Chương trình giáo dục THCS sẽ giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động.
Riêng tại chương trình giáo dục THPT, học sinh sẽ tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức về quyền và nghĩa vụ đối với đất nước; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động;
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu bao gồm: Nhân ái, khoan dung; chuyên cần, tiết kiệm; trách nhiệm, kỷ luật; trung thực, dũng cảm. Đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Cận cảnh một tiết học phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
“Trước đây, tâm lý người lớn thường hay e ngại việc dạy cho con những kiến thức về giáo dục giới tính. Hiện nay, vấn ... |