Chuyên gia: Bộ Tài chính đừng tham vọng đánh thuế tài sản với ô tô, tàu thuyền

Theo TS Vũ Sỹ Cường, việc đánh thuế tài sản "cực kì phức tạp và rất khác nhau giữa các nước" do hệ thống thuế phải thiết kế theo một số nguyên tắc như: dễ thực thi, tính hiệu quả…
chuyen gia bo tai chinh dung tham vong danh thue tai san voi o to tau thuyen
Bộ Tài chính đang cân nhắc và lấy ý kiến việc đánh thuế tài sản với tàu bay, ô tô và du thuyền.

Phát biểu tại Hội thảo Khả năng áp dụng và tác động của Luật thuế Tài sản ở Việt Nam sáng nay (12/12), PGS TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho rằng, Bộ Tài chính không nên tham vọng đánh thuế động sản như tàu thuyền, ô tô... vì thực tế rất ít quốc gia đánh thuế vào các tài sản này.

“Chỉ nên đánh thuế tài sản với các bất động sản để đúng triết lí đánh thuế. Nếu đánh thuế tài sản với tàu, thuyền, ô tô là phi lí vì những tài sản này mất giá theo thời gian”, TS Vũ Sỹ Cường nói.

Theo TS Vũ Sỹ Cường, việc đánh thuế tài sản "cực kì phức tạp và rất khác nhau giữa các nước" do hệ thống thuế phải thiết kế theo một số nguyên tắc như: dễ thực thi, tính hiệu quả,…

"Trừ Nhật Bản, rất ít nước gọi là thuế tài sản còn lại đều gọi là thuế đất đai, thuế sở hữu tài sản hay thuế liên quan tới tài sản", ông Cường nói và cho rằng tính khả thi của sắc thuế này tại Việt Nam là thấp.

Ông Cường cho biết, các nước giàu thu được thuế tài sản bởi tính đồng thuận của xã hội cao nhờ sự minh bạch và tính giải trình trong cả thu và chi tại các nước này rất cao. Trong khi đó, Việt Nam dù chưa có luật thuế có tên là thuế tài sản nhưng đã có nhiều luật thuế liên quan như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế đất phi nông nghiệp, thuế đăng ký trước bạ…

TS Nguyễn Việt Cường dẫn nghiên cứu về đề án tác động của thuế tài sản lên hộ gia đình cho biết, nếu mức đóng thuế từ 2-5 triệu đồng/năm thì khả năng chi tiêu của người dân giảm đi. Trong dài hạn, về mặt phúc lợi, nếu chính quyền địa phương đầu tư tốt vào hạ tầng thì sẽ tác động tốt. Tuy nhiên, việc thu nhập giảm sẽ khiến cắt giảm chi tiêu, một số hộ nghèo sẽ rơi vào cận nghèo và có thể cắt giảm cả chi tiêu cho sản phẩm thiết yếu như lương thực.

"Thuế tài sản được xem là cú sốc về mặt tiêu dùng khi tất cả các hộ nằm trong phạm vi chịu thuế", ông Cường cho biết.

Đồng quan điểm, PGS TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cũng cho rằng, tài sản trong quá trình hình thành đã chịu nhiều loại thuế. Do đó, nếu tiếp tục đánh thuế tài sản, mà lại đánh hàng năm sẽ không hiệu quả, không hợp lí và không có cơ sở, gây méo mó nguyên lí đánh thuế.

“Không nên dễ dãi đưa ra một luật thuế vì phải xác định rõ ràng việc đánh thuế tài sản này là để điều chỉnh hành vi hay tăng thu cho địa phương?", ông Thành nói và kiến nghị Chính phủ cần tập trung vào cách xây dựng cơ chế thu và cách sử dụng nguồn thu đó như nào theo thông lệ quốc tế.

"Nên tập trung vào thuế địa phương để đẩy mạnh quy hoạch khu dân cư theo tốc độ phát triển. Thuế tài sản muốn lâu bền thì phải tránh trùng với thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế trước bạ. Cùng với đó, cần tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp trong cả thu và chi để người dân biết, từ đó mới không vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân", ông nói.

Bên cạnh đó, ông Thành cho rằng, cần phải xem gốc gác vấn đề thêm luật thuế, thêm sắc thuế mới. "Nếu chi tiêu chưa tiết kiệm thì không thể đưa ra luật thuế hay sắc thuế mới được. Đây là gốc lõi nhất về cân đối thu chi ngân sách của chúng ta”, ông Thành nói thêm.

TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bình luận: "Việt Nam hướng tới là thuế nhà đất và tài sản trên đất. Mục đích đánh thuế là quan trọng nhất nhưng đưa vào thực thi thì phải rõ ràng. Theo tôi, thời gian qua Bộ Tài chính, Chính phủ khá loay hoay khi xác định mục đích đánh thuế".

Theo ông Thế Anh, ban đầu Bộ Tài chính đưa ra mục tiêu là tái phân phối của cải, chống tham nhũng… nhưng chưa chắc chắn. "Cái yếu là chúng ta thiếu hệ thống giám sát đối với chi tiêu từ các khoản thuế mà Chính phủ thu. Theo tôi nếu áp dụng thì Việt Nam phải áp dụng rõ thu để làm gì, ai hưởng và người dân tham gia giám sát như nào thì mới nhận được đồng thuận hơn", ông Thế Anh nói.

chuyen gia bo tai chinh dung tham vong danh thue tai san voi o to tau thuyen Thay đổi cách tính lệ phí trước bạ ô tô: Người mua xe cần chú ý

Cơ quan thuế sẽ cập nhật giá tính lệ phí trước bạ khi giá xe có thay đổi tăng hoặc giảm 5% trở lên thay ...

chuyen gia bo tai chinh dung tham vong danh thue tai san voi o to tau thuyen Gia nhập CPTPP, mỗi năm có 1.650 chiếc ô tô cũ được miễn thuế nhập vào Việt Nam

Theo cam kết của Việt Nam trong các lĩnh vực chính của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ...

chuyen gia bo tai chinh dung tham vong danh thue tai san voi o to tau thuyen Những điều cần biết về thuế xe ô tô nhập khẩu năm 2018

Những chiếc xe ô tô nhập khẩu luôn được ưa thích bởi chất lượng và tính năng xuất sắc. Tuy nhiên, người mua sẽ phải ...

chuyen gia bo tai chinh dung tham vong danh thue tai san voi o to tau thuyen Ô tô hưởng thuế 0% đổ về, giảm giá tới 100 triệu đồng

Thị trường ô tô nhập khẩu đang ngày càng diễn biến tích cực khi hàng loạt mẫu xe nhập khẩu miễn thuế đã bắt đầu ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.