Chuyên gia chỉ ra những điểm bất hợp lý mà Mỹ cáo buộc Viêt Nam thao túng tiền tệ

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng thặng dư thương mại song phương với Mỹ đến từ cấu trúc, đặc điểm sản xuất của nền kinh tế Việt Nam, không thể nói đơn thuần do tỷ giá. Đồng thời, việc cân bằng tỷ giá để cân bằng vãng lai, cân bằng thương mại giữa hai nước song phương là không thể có.
Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô - Ảnh 1.

Đồng USD. (Ảnh minh họa: Vietnamnet).

Trong báo cáo tháng 12/2020 về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ", Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam (cùng với Thụy Sĩ) được phía là "thao túng tiền tệ" theo đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.

Ngay sau thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông cáo chính thức, khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

"Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam." NHNN khẳng định.

Tại Diễn đàn An ninh Tài chính tiền tệ tổ chức mới đây, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đã có bài phát biểu liên quan đến vấn đề này.

Theo ông Thành, đạo luật Omnibus quy định một nước được xác định là thao túng tiền tệ khi đáp ứng cả 3 tiêu chí gồm thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; và can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP.

Đánh giá về cán cân thương mại, ông Thành cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đều là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc có dấu hiệu chững lại.

Mặt khác, về nhập khẩu, Trung Quốc lại là thị trường chủ yếu của Việt Nam, trong khi đó nhập khẩu từ Mỹ lại rất ít. Vì vậy, Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ lớn nhất và cũng có thâm hụt thương mại với Trung Quốc lớn nhất.

"Rõ ràng, Việt Nam chỉ là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc cơ cấu thương mại có sự chênh lệch thế này là thuộc về cấu trúc, do đặc điểm của sản xuất, không thể nói đơn thuần do tỷ giá", ông Thành nhận định.

Về cán cân vãng lai, vị chuyên gia cho biết trong thời gian vừa qua, Việt Nam có dòng vốn FDI chảy vào bền vững; đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều nước chọn Việt Nam như một điểm đến, kéo dòng ngoại tệ về Việt Nam.

Theo quan điểm kinh tế học cổ điện, nếu thặng dư cán cân vãng lai, tức một quốc gia có thừa ngoại tệ, thì đồng tiền trong nước sẽ tăng giá; quốc gia đó sẽ xuất khẩu ít đi và nhập khẩu nhiều hơn. 

"Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới phân công lao động và chuỗi giá trị toàn cầu như hiện nay, việc cân bằng tỷ giá để cân bằng vãng lai, cân bằng thương mại giữa hai nước song phương là không thể có", ông Thành nhấn mạnh.

Trong ba tiêu chí để xác định một quốc gia thao túng tiền tệ của Mỹ, ông Thành đánh giá tiêu chí mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng là quan trọng nhất. 

Theo vị chuyên gia, có hai quan điểm về việc Việt Nam mua vào ngoại tệ. Thứ nhất, việc tích lũy dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng để đáp ứng nhu cầu thanh toán bền vững, đồng thời ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô trong quá trình hội nhập. 

Thứ hai, việc mua vào ngoại tệ nhằm giúp Việt nam xây dựng hệ thống dự trữ ngoại hối.

"Tôi cho rằng quan điểm xây dựng hệ thống dự trữ ngoại hối tại Việt Nam là phù hợp. Nếu so với quá khứ, dự trữ ngoại hối trên danh nghĩa luôn là tăng trong thời gian qua, cứ năm nay lớn hơn năm sau nếu chúng ta theo đuổi việc xây dựng dự trữ ngoại hối.", ông Thành cho biết.

"Trên thực tế, nếu so về tháng nhập khẩu, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước tính khoảng 3,87 tháng nhập khẩu, vẫn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Do đó, việc Mỹ cho rằng Việt Nam mua quá nhiều ngoại tệ sẽ khiến việc mua ngoại tệ của Việt Nam phải chậm lại, ảnh hưởng tới việc xây dựng dự trữ ngoại hối", vị chuyên gia này nói thêm.

Việt Nam mua vào ngoại tệ không nhằm mục đích thao túng tiền tệ - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo VCBS.


chọn
Hình ảnh thảm nhựa đường song hành Vành đai 4 qua Mê Linh
Dự án đường song hành Vành đai 4 - vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh, Hà Nội) có chiều dài 11,2 km với nhiều đoạn đã được thảm nhựa.