Chuyên gia dạy sinh viên cách xử trí khi đối mặt với tội phạm

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, các em sinh viên cần được trang bị kỹ năng xử trí khi đối mặt với tội phạm.
 
chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham '73% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em chính là người quen nạn nhân'
chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham Vì sao án xâm hại tình dục trẻ em thường bị chậm trễ?
chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham Chuyên gia tội phạm học hướng dẫn cách phòng chống bạo lực học đường
chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham Những kỹ năng ‘nằm lòng’ phòng tránh tội phạm bắt cóc trẻ em

Sống phải có mục tiêu rõ ràng

Chương trình tập huấn “Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên năm 2017" đã được tổ chức ngày 21/5 tại Trường Cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ. Đứng chủ giảng là Trung tá Đào Trung Hiếu – Chuyên gia Tội phạm học, Bộ Công an.

chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham
Buổi tập huấn thu hút sự chú ý của các em sinh viên của nhà trường đến tham dự. Ảnh: Đình Tuệ.

Tại buổi chia sẻ, Trung tá Hiếu nhấn mạnh, mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Cuộc đời tựa như biển cả, còn ta là một chiếc thuyền. Vậy ta sẽ mặc dòng đời xô đẩy, để rồi sống một cuộc đời lênh đênh vô định. Hay tìm cho mình một bến đỗ để hướng đến, một ước mơ để sống, một cuộc đời ý nghĩa?

“Cuộc sống giống như một dòng sông. Hạnh phúc cho ai là giọt nước của dòng sông đó và đáng buồn cho ai chỉ là cọng rác vật vờ trôi theo dòng sông. Do đó, mỗi một người phải xác định rõ lý tưởng cuộc sống của mình là gì? Sống cho ai? Vì ai?”, vị chuyên gia đặt vấn đề.

Trở lại chủ đề chính, Trung tá Đào Trung Hiếu khẳng định: “Con người sống phải có ước mơ, tuổi trẻ lại càng cần phải có ước mơ. Đi kèm với đó là mục tiêu và kế hoạch cụ thể để thực hiện nó. Đây vừa là động lực vừa là định hướng cho con đường bạn sẽ đi.

Khi bạn theo đuổi một mục tiêu nào đó, mọi thứ sẽ thay đổi. Bạn là sinh viên, bạn sống và làm việc có mục đích, mọi hoạt động, thái độ và quan niệm sống của bạn sẽ thay đổi. Mục tiêu thôi thúc ta tiếp bước trên con đường đã chọn, giúp chúng ta vượt qua dù trở ngại có lớn đến đâu”.

chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham Chuyên gia tội phạm học hướng dẫn cách phòng chống bạo lực học đường

Tuy nhiên, các bạn sinh viên thường mắc những sai lầm khi thiết lập mục tiêu như: Thiết lập mục tiêu không có cơ sở, không có tính khả thi; Thiết lập mục tiêu quá thấp so với khả năng của chính mình nên không tạo động lực cho mình phấn đấu; Thiết lập mục tiêu quá cao so với khả năng của chính mình nên dẫn đến sự kỳ vọng quá mức và đuối sức, nản chí; Và thiết lập mục tiêu không rõ ràng, đại khái, chung chung nên không có giá trị hướng đích.

Chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu cũng cho rằng, nếu con người có cho mình một mục tiêu chân chính để phấn đấu, tự khắc sẽ xa dần với các nguy cơ biến thành tội phạm. Hơn nữa, ước mơ phải được cụ thể hóa dưới dạng các kế hoạch chi tiết, các em đừng nên ước mơ quá tầm thường và chung chung.

“Các em nên xây dựng cho mình những mục tiêu lớn hơn, những đích đến lớn hơn để cho mỗi chúng ta luôn sống và lao động vì mục tiêu của mình. Tại sao các em không dám mơ ước là chủ doanh nghiệp, là người có thu nhập nghìn đô? Đừng nên hà tiện ước mơ của mình”, Trung tá Đào Trung Hiếu nói.

Khi đối mặt với tội phạm xử trí ra sao?

Một phần quan trọng của buổi tập huấn, Trung tá Đào Trung Hiếu đã hướng dẫn các em sinh viên về các “kỹ năng phòng ngừa tội phạm”. Ông cho rằng ngoài việc phòng ngừa mình biến thành tội phạm, kỹ năng xử trí khi đối mặt với tội phạm cũng vô cùng quan trọng.

chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham
Trung tá Đào Trung Hiếu đã hướng dẫn các em sinh viên về các “kỹ năng phòng ngừa tội phạm”.

Nói về cách phòng tránh các loại tội phạm hiện nay, Trung tá Hiếu nhận định: “Một trong những con đường trở thành tội phạm phổ biện nhất hiện nay đó là việc dùng ma túy, đặc biệt là ma túy đá.

Người sử dụng ma túy đá sẽ làm những việc mà bình thường họ không bao giờ dám làm như nhảy từ trên cao xuống đất. Nói cách khác, lúc đó họ sẽ có khả năng ‘nghe được ánh sáng, nhìn thấy âm thanh’ và không còn là chính mình nữa”.

Tác hại của ma túy ai cũng rõ, tuy nhiên với các em học sinh, sinh viên thì đây thực sự là một cạm bẫy rất nguy hiểm. Đối với các loại ma túy tổng hợp hay ma túy đá, chỉ cần sử dụng đến lần thứ hai là sẽ gây nghiện. Các bạn trẻ cần có những kỹ năng nhận biết và chủ động tránh xa hiểm họa ma túy nguy hiểm này.

Ngoài ra, kỹ năng xử trí khi đối mặt với tội phạm trộm cướp đột nhập vào nhà cũng được chuyên gia Đào Trung Hiếu đưa ra. Ông nhận định, hầu hết các vụ cướp tài sản đối tượng có thể là người quen với chủ nhà. Khi ra tay, chúng thường mang theo nhiều loại hung khí nguy hiểm và sẵn sàng chống trả nếu có cơ hội.

“Trong các tình huống cướp, nạn nhân luôn lâm vào tình thế bị động. Tâm lý chung là run sợ, hoảng hốt, mất kiểm soát tạm thời, không có đủ bình tĩnh để quan sát và xử lý tình huống. Nếu đối tượng bất ngờ dùng vũ lực, có thể đẩy nạn nhân vào tình trạng bị tê liệt, mất khả năng vận động do thương tích.

chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham
Trung tá Hiếu hướng dẫn sinh viên kỹ năng xử trí khi gặp tội phạm cướp tài sản tại nhà. Ảnh: Đình Tuệ.

Từ phân tích trên, cần xác định giữ được an toàn tính mạng là mục tiêu cao nhất khi chẳng may bị cướp. Không vì luyến tiếc tài sản mà phản ứng manh động, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Mạng người là quý nhất, mất tài sản sẽ kiếm lại được nhưng nếu mất mạng thì không thể làm ra được”.

Trung tá Đào Trung Hiếu phân tích, có hai tình huống cướp trong nhà chủ yếu, một là đối tượng tấn công từ bên ngoài vào, hai là đối tượng đã ở sẵn trong nhà từ trước. Với mỗi tình huống, cần phải có cách ứng xử khác nhau. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì yếu tố quan trọng số 1 là phải giữ được bình tĩnh.

Trường hợp bọn cướp tấn công từ bên ngoài vào, nhưng mới chỉ có lời nói, cử chỉ để hăm dọa khống chế yêu cầu đưa tài sản, thì phương án ứng xử tối ưu nhất đó là tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng. Hãy mềm mỏng trong ứng xử và làm theo tất cả yêu cầu của chúng, không để chúng có cảm giác bất an hay bị kích động.

“Tuyệt đối chúng ta không được manh động, cần đánh giá tương quan lực lượng giữa ta và các đối tượng để có phương án chống trả hoặc hợp tác phù hợp. Cố gắng ứng xử khéo léo để chúng lơ là, chủ quan, rồi tận dụng sơ hở để bỏ chạy đến nơi an toàn trong nhà, chốt khóa cửa phòng lại. Nếu có thể thì bỏ chạy thoát thân ra khỏi nhà, hô hoán rồi gọi điện báo Công an”, vị chuyên gia khuyến cáo.

Ngoài ra, Trung tá Đào Trung Hiếu cũng hướng dẫn các em sinh viên kỹ năng để phòng chống tội phạm trộm cắp xe máy, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chia sẻ về buổi tập huấn, bà Trần Thị Thúy Lan – Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: “Đây thực sự là một chương trình rất ý nghĩa khi Trung tá Đào Trung Hiếu nhận lời tham gia chủ giảng.

Ngoài việc được trang bị các kiến thức chuyên môn về nghề, các em sinh viên sẽ nắm vững được các kỹ năng phòng tránh tội phạm thường gặp. Biết cách xử trí khi đối mặt tội phạm và xác định cho mình mục tiêu cuộc đời là hai điều mà các em rất tâm đắc và cần thiết sau buổi chia sẻ ngày hôm nay”.

chuyen gia day sinh vien cach xu tri khi doi mat voi toi pham ‘Cần coi án về xâm hại tình dục trẻ em là trọng án’

Theo Trung tá, Th.s Đào Trung Hiếu, các vụ án về xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em cần được coi như trọng án, để ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.