Chuyên gia nói gì việc người dân Hà Nội 'cõng' lãi vay 2.000 đồng/m3 nước cho Sông Đuống?

"Chưa bao giờ gặp trường hợp dự án đầu tư nào mà người dân phải gánh chi phí lãi vay lớn như vậy cho doanh nghiệp..."
avatar_1573789742802

Người dân Hà Nội gánh lãi vay 2.000 đồng/m3 nước cho Nhà máy Sông Đuống.

Như VnEconomy đã đưa tin Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà trong cuộc họp báo mới đây cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỉ đồng.

"Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2.003 đồng mỗi mét khối nước", lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội nói.

Để có cơ sở chuẩn bị cấp nước, cuối năm 2018, Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống đã có nhiều văn bản gửi các đơn vị kinh doanh nước sạch trên địa bàn Hà Nội và đề xuất UBND TP Hà Nội chấp thuận giá bán nước sạch của mình bằng giá tạm tính là 10.246 đồng/m3.

Năm 2019 Nhà máy nước mặt sông Đuống bán, phân phối nước sạch ở Hà Nội với lưu lượng hơn 100.000m3/ngày đêm. Để mua nguồn nước của đơn vị này, liên ngành TP Hà Nội đã trình UBND TP Hà Nội phương án cấp bù dự kiến gần 200 tỉ đồng cho phần chênh lệch giá bán buôn.

Về vấn đề này, trao đổi với VnEconomy, TS. Nguyễn Ngọc Chu (Viện Toán học) cho rằng UBND TP Hà Nội chỉ có 15% cổ phần trong Công ty cổ phần Nước mặt Sông Đuống qua 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (10%), Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch - Newtatco (5%). Các nhà đầu tư còn lại là tư nhân như Aqua One là 51%, nhóm WHAUP của tỉ phú Thái Lan nắm 34%.

"Theo giải trình của Hà Nội là, chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản doanh nghiệp (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%.. đặc biệt là chi phí lãi vay vào giá nước khoảng 20% tương ứng 2.003 đồng/m3. UBND TP Hà Nội không phải là chủ sở hữu tại sao lại hành động trong tư cách chủ sở hữu. Tại sao UBND TP Hà Nội lại phải bao sản phẩm? Phải tính đúng tính đủ giá thành? Phải tính trả lãi ngân hàng? Phải nghiệm thu quyết toán cho nhà máy nước sông Đuống?", ông Chu nói.

Vị này đặt loạt các câu hỏi, hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội có doanh nghiệp tư nhân nào được UBND TP Hà Nội hành động như ở nhà máy nước sông Đuống không?

"Với mức sống hiện nay của công dân Hà Nội thì giá nước đang bán lẻ cho người tiêu dùng bình quân 7.000 đồng/m3 đã là cao. Sau tăng giá điện đời sống người dân Hà Nội lại thêm phần khó khăn. Việc tăng giá phải đảm bảo minh bạch, cạnh tranh không thể phục vụ một doanh nghiệp", vị Tiến sĩ nói.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho rằng lại thấy lạ lùng vì chưa bao giờ gặp trường hợp dự án đầu tư nào mà người dân phải gánh chi phí lãi vay lớn như vậy cho doanh nghiệp.

"Vấn đề đặt ra là hoạt động tài chính của họ có lành mạnh hay không, cần chứng minh giá này là hợp . Hiện không có ai có cơ hội, khả năng xem sổ sách của họ nên cần ban kiểm toán, kiểm toán nhà nước xem chi phí có minh bạch, có hợp hay không để đưa ra giá nước tạm tính này", ông Hiếu nói.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng mỗi doanh nghiệp đều có tính toán riêng, tự cân đối bài toán kinh doanh, vay bao nhiêu, chi phí như nào để sản xuất và tồn tại được. Trong câu chuyện nước sạch này, điều nhân dân quan tâm nhất đó là tại sao Hà Nội biết đắt nhưng vẫn mua?

Ông Ánh nhận định: "Hà Nội mua buôn nước của Sông Đuống đắt hơn gấp đôi so với nhà máy khác. Mua bán buôn hơn 10.000 đồng/m3, cao hơn giá bán lẻ, tức là thấy lỗ vẫn làm, rất vô . Đây chính là điều dư luận cần xoáy sâu, Hà Nội phải trả lời những câu hỏi đó một cách minh bạch, rõ ràng để an dân".

Chuyên gia này nhấn mạnh việc dùng ngân sách để cấp bù chênh lệch giá là bất hợp và bất công. Bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư cùng làm nước sạch và bất công với những người dân trong thành phố.

Trước sức ép của dư luận, bà chủ của Nhà máy nước mặt Sông Đuống Đỗ Thị Kim Liên trả lời trên báo Tuổi Trẻ rằng, Hà Nội tạm tính cho Sông Đuống hơn 10.000 đồng/m3 thì đã tính tất cả các chi phí, chỉ cho Sông Đuống lợi nhuận chút ít để trả lãi cộng với vận hành nhà máy.

"Khi kinh doanh thì đương nhiên có lợi nhuận để duy trì công ty hoạt động. Đương nhiên khi Hà Nội định ra giá tạm tính 10.246 đồng thì chúng tôi có lợi nhuận chứ không phải không có, nhưng lợi nhuận vừa đủ để chúng tôi cảm thấy vui vẻ", bà Liên nói.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.