Mike Leary là một chuyên gia tâm lý người Mỹ. Sau 15 năm làm công việc giảng dạy, Mike mở trung tâm tư vấn riêng của mình là College Hill Counseling Center. Trong cuộc sống riêng, ông trải qua hai cuộc hôn nhân, có kinh nghiệm nuôi dạy con ruột và con riêng của vợ, hiện tại tất cả các con đã khôn lớn. Mike quan tâm đến mọi vấn đề của cuộc sống vì theo ông: "Cuộc sống là một một câu đố thú vị để khám phá". Tuy vậy, các mối quan hệ và làm cha mẹ là những chủ đề thường xuyên xuất hiện trong bài viết của Mike.
Trên trang Popsugar, Mike Leary chia sẻ bài viết về 20 sai lầm của mà không ít cha mẹ mắc phải khi chăm sóc, giáo dục con.
1. Đưa cho con quá nhiều lựa chọn
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng nên cho con trẻ sự lựa chọn vô tận, nhưng trên thực tế, chúng có thể bị choáng ngợp bởi điều đó.
2. Ca ngợi con về mọi thứ con làm
Mặc dù khen ngợi là một cách để cha mẹ khích lệ con cố gắng, lời khen được sử dụng tùy tiện lại có thể phản tác dụng. Nó khiến trẻ hình thành một phản xạ có điều kiện: Chỉ làm một việc gì đó khi được khen ngợi/trao thưởng.
3. Cố gắng làm cho trẻ vui
Bạn không bao giờ có thể buộc một đứa trẻ được hạnh phúc, mà bạn cần giúp chúng biết cách tự làm bản thân hạnh phúc.
4. Để trẻ quá tự do
Nuôi con thuận tự nhiên không có nghĩa là để trẻ tự do. Điều tốt hơn cho trẻ hiện tại và tương lai sau này là sự tự do trong khuôn khổ.
Khi bạn không trao cho con cơ hội được 'buồn chán', chúng sẽ mất dần khả năng sáng tạo để tự tạo niềm vui cho mình. |
5. Cho trẻ tham gia quá nhiều hoạt động
Nhiều phụ huynh tim rằng "các hoạt động" (phổ biến hơn cả là hoạt động thể thao) sẽ giữ cho đứa trẻ "không gây ra rắc rối", nhưng một chế độ sinh hoạt lành mạnh mới là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Sự nghỉ ngơi hợp lý cũng có tác dụng tốt cho thể chất của trẻ.
6. Không dạy trẻ về giới tính
Không ít cha mẹ ngại hoặc lảng tránh đề cập đến nội dung giáo dục giới tính với con cái. Và hậu quả là những bé gái mang thai ở độ tuổi 13.
7. Nghiêm trọng hóa những sai lầm của trẻ
Có thể bạn nghĩ rằng đây là cách thúc đẩy thành công và làm cho trẻ tốt hơn, nhưng những đứa trẻ lớn lên theo cách này bị áp lực bởi việc phải hoàn hảo về mọi thứ, từ vẻ ngoài đến sự thông minh, thành tích thể thao... Khi sai lầm xảy ra, trẻ thường khó kiểm soát được cảm xúc, dễ dẫn đến trầm cảm hoặc thậm chí là tự hại bản thân.
8. Yêu cầu trẻ làm những việc không phù hợp với độ tuổi
Mike Leary có 3 bệnh nhân ở độ tuổi lên 4 đang phải tự chăm lo cho mình hoặc phải phụ trách việc chăm sóc một người em ruột. Và bản thân ông cũng từng gặp những người không có con vì lý do: "Tôi phải nuôi gia đình lớn của mình". Những người này dường như là "hình ảnh trong tương lai" của các đứa trẻ phải tự xoay xở cuộc sống từ bé.
9. Không giới hạn thời gian trẻ ngồi trước màn hình
Cho dùng là màn hình tivi, video, trò chơi điện tử, điện thoại hay máy nhắn tin... đều ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa cha mẹ với con cái. Đặc biệt, những đứa trẻ tuổi teen sẽ ít cởi mở hơn với cha mẹ khi chúng luôn "dán" mắt vào màn hình.
10. Không để trẻ có cơ hội buồn chán
Một số cha mẹ cho rằng nếu trẻ luôn cảm thấy được kích thích thì sẽ không bị buồn chán, từ đó tránh mè nheo, quấy phá. Tuy vậy, sau đó trẻ có thể hạn chế khả năng sáng tạo và không biết tự tìm ra cách thoát khỏi sự nhàm chán.
11. Không để trẻ chơi những trò chơi có tính phiêu lưu
Trẻ em học trong các trường mầm non "mở", gần gũi với thiên nhiên thường ít bị ốm hơn, có khả năng tự thích nghi tốt hơn so với những đứa trẻ trong môi trường "đóng".
Bạn không bao giờ có thể buộc một đứa trẻ được hạnh phúc, mà bạn cần giúp chúng biết cách tự làm bản thân hạnh phúc. |
12. Không trò chuyện với trẻ trước giờ đi ngủ
"Chuyện gì đã xảy ra hôm nay?" - đó là điều cha mẹ nên hỏi con mình trước giờ đi ngủ. Bởi trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương khi cha mẹ quan tâm đến những điều xảy ra trong cuộc sống của mình. Trẻ cũng ngủ ngon hơn vì có thể trút bỏ điều không vui.
13. Không đọc sách, truyện cho con từ khi còn bé
Việc đọc sách có thể giúp trẻ luyện tập tính kiên nhẫn, sự tập trung và chúng phải sử dụng trí tưởng tượng của mình khi lắng nghe. Những điều này chính là "tài nguyên" cho thành công trong tương lai của trẻ.
14. Không để trẻ tự quyết định lượng đồ ăn đủ no
Khi bạn hỏi: "Con đã ăn no chưa?", thông thường đứa trẻ sẽ muốn được ăn thêm hoặc bỏ thừa đồ ăn của mình. Cả hai trường hợp này đều không tốt cho trẻ. Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ có một nhu cầu riêng và biết tự điều chỉnh khẩu phần ăn của chúng.
15. Đánh đòn với trẻ lớn hơn 5 tuổi
Cha mẹ tin rằng ở độ tuổi này, trẻ đã biết nhận thức và sự nghiêm khắc, đòn đau sẽ giúp trẻ tự rút kinh nghiệm. Nhưng hình phạt thể xác không bao giờ đi cùng với tình yêu thương. Sự kết nối giữa cha mẹ và con sẽ rạn nứt khi chúng thấy "sợ" bạn.