Chuyện kể ở nơi học sinh tặng gạo cho giáo viên, thích được đến lớp hơn cả đón Tết cùng gia đình

“Tôi nói các em cầm về để gia đình ăn Tết mà các em nhất quyết không chịu!”, cô giáo Đỗ Thị Thắm, giáo viên trường Tiểu học và THCS Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) chia sẻ về món quà Tết đầu tiên sau gần 30 năm đứng lớp của mình.
 
chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh Quà Tết thầy cô: Cốt ở tấm lòng
chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh Tuyển thủ U23 Việt Nam giúp nữ công nhân bị nợ lương về quê đón Tết
chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh Mang Tết ấm tới học sinh có khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn
chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh
Món quà Tết của học sinh khiến cô giáo Thắm bật khóc vì xúc động

Bật khóc vì món quà tết đầu tiên trong đời giáo viên

Gần Tết Nguyên đán, câu chuyện về quà tết của bạn trẻ Võ Huyền Trang có mẹ là giáo viên vùng cao đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Trang kể về câu chuyện của mẹ mình như sau: “Mẹ mình là giáo viên dạy cấp 1 trên vùng núi cao ở Hoà Bình và đây là quà Tết của học sinh trường mẹ. Đi dạy ở vùng cao cũng 28 năm rồi mà năm nay là năm đầu tiên được học sinh tặng quà Tết.

Mình không hiểu các thầy cô dạy ở thành phố hay những nơi “văn minh” hơn khi nhận được những món quà Tết đắt tiền đẹp đẽ hơn sẽ có cảm giác thế nào, chứ mẹ mình khi nhận được những túi gạo nếp này mẹ mừng lắm vì trong gần 30 năm đi dạy học lần đầu được bọn nhỏ nó tặng quà, hôm trước vừa nấu cơm cho bọn nhỏ ăn Tết thì hôm sau mỗi đứa một túi mang biếu cô.

Đầu năm học vừa rồi mẹ mình có chuyển vào 1 chi xa hơn, mấy đứa trời lạnh chỉ mặc độc một cái áo và đi dép chứ làm gì có đủ áo ấm với tất mà đi, giữa giờ ra chơi thì đốt một đống lửa rồi cả thầy cả trò cùng sưởi, mẹ mình có gửi ảnh cho xem nhìn thương lắm nhưng mà vui...”

Trao đổi với chúng tôi, Trang cho biết, mẹ bạn đang dạy học tại một điểm trường thuộc huyện Đà Bắc, Hòa Bình nơi đó chủ yếu là học sinh dân tộc Dao, hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều lần đặt chân đến nơi mẹ mình công tác, Trang không khỏi xót xa khi nhìn thấy cảnh học sinh thiếu thốn quần áo, dép, sách vở…

“Có những ngày trời rét “cắt da cắt thịt” mà các em chỉ có manh áo mỏng dính, hay chỉ có chiếc áo khoác đồng phục nên em các em cứ mặc đi mặc lại, lỡ bị ngã bẩn quần áo thì đành phải chịu rét”, Trang chia sẻ.

Bí quyết “giữ chân học trò” gắn bó với lớp học

Liên lạc với cô giáo Thắm, cô giáo 47 tuổi bồi hồi nhớ lại buổi học cuối năm vừa rồi: “Trước đây tôi chưa từng được học sinh tặng quà tết, cũng chẳng dám nghĩ rằng các em sẽ tặng vì học sinh vùng núi làm gì có điều kiện, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Bởi vậy khi nhận được những món quà là túi gạo tôi rất bất ngờ và xúc động. Tôi nói các em cầm về để gia đình ăn Tết mà các em nhất quyết không chịu!”

chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh
Đường đến trường của 4 cô giáo điểm trường Sửng

“Học sinh ở đây đều rất quý giáo viên nên không chỉ tôi mà tất cả 4 cô giáo đều được học sinh tặng gạo”, cô giáo Thắm chia sẻ.

Dạy học tại điểm trường lẻ Sưng cách xa trường trung tâm nhất, cô giáo Thắm cùng 3 giáo viên khác đã không quản ngại những khó khăn, vất vả dạy học cho 48 học sinh.

Các cô giáo vẫn đều đặn hàng tuần phải vượt qua chặng đường gần 100 cây số đường đất đỏ, bùn lầy ngập bánh xe, hay mưa lạt lở đất thì không thể đi mà bắt buộc phải dắt bộ, vừa dắt bộ vừa trượt trên đường đất đỏ.

“Các em học sinh đều ở lớp do tôi chủ nhiệm từ đầu năm học này, dịp 20/11 vừa rồi, cả lớp các em tặng tôi 3 bông hồng nhỏ. Điều quý giá ở đây là tình cảm, tấm lòng của các em đối với tôi”, cô giáo chia sẻ.

chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh
Cô giáo Thắm cùng học sinh của mình.

Em Lý Thị Chung, học sinh lớp cô giáo Thắm chủ nhiệm là học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Bố không bình thường, một mình mẹ em gánh vác công việc gia đình, nuôi 4 đứa con ăn học. Thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào nghề nông. Thương em nên cô giáo Thắm thường xuyên cho em quần áo, sách vở, đồ ăn… để em và gia đình có thể yên tâm cho em đến lớp.

Không giống với giáo viên vùng cao khác phải đến tận nhà, ra tận nương rẫy để vận động học sinh đến lớp. Học sinh của điểm trường Sửng nơi cô giáo Thắm công tác lại thích được đến lớp hơn cả việc đón Tết cùng gia đình.

Cô Thắm bày tỏ sự vui mừng: “Học sinh ở đây tuy nghèo nhưng lại rất hiếu học. Buổi học cuối cùng trước khi về nghỉ Tết, khi tôi nói: “Cô trò tạm chia tay nhau để về ăn Tết, các em có thích nghỉ học để ăn Tết không” thì cả lớp đều đáp là không. Đây cũng là niềm vui, động lực giúp tôi càng quyết tâm gắn bó với nơi này”.

Chia sẻ về bí quyết để “giữ chân học sinh”, cô giáo Thắm cho biết: “Điều khiến học sinh vùng cao dành nhiều tình cảm cho mình đó là mình dành tình cảm, gần gữi với các em. Học sinh vùng cao thì thường thiếu ăn chứ không được dư dả như học sinh đồng bằng, thành phối.

Có nhiều học sinh đi học đói rồi ngất ngay tại lớp, các giáo viên lại nấu. Chị quý trẻ con, tỏ thái độ thân thiện, đầu tóc các em bẩn thì mình gội cho các em, chăm sóc cho các em như chăm sóc cho con cháu mình là học sinh quý rồi”.

chuyen ke o noi hoc sinh tang gao cho giao vien thich duoc den lop hon ca don tet cung gia dinh Quà Tết thầy cô: Cốt ở tấm lòng

Cuối năm, nhiều phụ huynh lại lăn tăn nghĩ về quà Tết biếu thầy cô. Nhiều người mang nặng suy nghĩ phải đi Tết thầy ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.