Lên núi 'gọi' học trò

Cùng với niềm vui đến trường năm học mới, thầy và trò vùng cao có thể yên tâm theo học con chữ, bởi các chính sách hỗ trợ đưa trẻ đến trường ở vùng sâu, vùng xa được tích cực triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực. Tại trường vùng cao đã có nhà bán trú, các em không còn cảnh băng rừng lội suối đi về hàng chục cây số mỗi ngày.
len nui goi hoc tro Tiểu học Đô thị Việt Hưng yêu cầu giáo viên trả lại tiền thu nhiều khoản vô lý cho phụ huynh
len nui goi hoc tro Yêu cầu Tiểu học Đô thị Việt Hưng báo cáo về thông tin thu nhiều khoản vô lý đầu năm
len nui goi hoc tro Phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Thi tổ hợp rất nhẹ nhàng, giảm áp lực cho học sinh?
len nui goi hoc tro Hà Nội yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học nếu bão số 4 gây diễn biến nguy hiểm

Niềm vui đến trường bán trú

Cô giáo Hoàng Thị Bình, Hiệu trưởng Trường PT Dân tộc Bán trú Tiểu học Quản Bạ (Hà Giang) cho biết: Nhiều năm trước đây, nỗi lo sĩ số theo từng ngày, từng tuần đã trở thành “gánh nặng” đối với thầy cô giáo tại nhà trường. Năm 2016, tỉnh Hà Giang bắt đầu thực hiện việc chuyển học sinh tiểu học từ điểm trường lẻ về trường chính. Nhờ triển khai thực hiện mô hình trường học bán trú, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh ở trường luôn chiếm từ 98 - 100% học sinh trong độ tuổi đi học.

Năm nay nhà trường có tổng số 225 em học sinh bán trú. Nhờ mô hình bán trú này, sau mỗi buổi tan học thay cho việc các em phải “ngược sơn” về bản trên con đường xa xôi, nay các em được ở lại ăn, ngủ, học ngay tại trường trong những căn phòng ấm cúng và chỉ về nhà vào ngày cuối tuần.

Cô Bình cho biết: Chuẩn bị năm học mới, các thầy cô giáo lại “hành trình lên núi gọi học sinh”, vận động các em đến trường. Các em học sinh từ bé đã theo bố mẹ lên nương, làm việc, đôi khi quên cả ngày đến trường. Chúng tôi đến để động viên, đồng thời nhắc các em đến trường tập trung đúng lịch.

Chiều ngày 26/8, các thầy cô đón học sinh bán trú đến trường. Để học sinh cảm nhận được ý nghĩa ngày tựu trường, ngay buổi tối hôm đó, cô trò tổ chức chương trình vui chơi cho học sinh như Kết bạn, Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây… tạo nên sự gắn kết thầy cô và học sinh bán trú...

len nui goi hoc tro
Bữa cơm trong chương trình Áo ấm Biên cương, cho học sinh Dân tộc Bán trú THCS Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), bước vào năm học mới 2018 - 2019.

Đi học thích hơn ở nhà

Cùng chung niềm vui chuẩn bị đón năm học mới, cô giáo Phạm Thị Tuyển, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang cho biết, năm học này, nhà trường có 9 lớp với 277 học sinh, tăng 22 học sinh so với năm học trước. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh, huyện, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, công tác chuẩn bị cho năm học mới đã cơ bản hoàn thành theo điều kiện thực tế hiện có của nhà trường.

Năm học này, Trường PTDTBT THCS Lũng Cú đang được đầu tư xây dựng mới (dự kiến năm 2020 xong), thế nhưng, nhà trường vẫn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ cho học sinh và giáo viên; SGK, vở viết, đồ dùng học tập của học sinh hiện cũng đã đủ.

Ngay sau khi trả phép hè, CBGV nhà trường đã tập trung vào việc vệ sinh khuôn viên trường lớp, tu sửa bàn ghế học sinh, hệ thống điện lớp học và phòng ở của học sinh bán trú, chỉnh trang cây xanh, vườn hoa; đồng thời tích cực tham gia công tác vận động học sinh đến trường theo kế hoạch năm học mới.

Cô Tuyển cho biết, vào những ngày khai giảng năm học mới học sinh thường mặc những bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình. Trường PTDTBT THCS Lũng Cú chủ yếu là học sinh người Lô Lô và người Mông. Các em thường tự đi đến trường, không được bố mẹ đưa đón bằng ô tô xe máy như dưới xuôi. Thế nhưng các em thường rất háo hức vì được thầy cô hân hoan chào đón, học sinh được tham gia các hoạt động múa hát tập thể, chơi các trò chơi dân gian…

len nui goi hoc tro
Các cô giáo Trường PT Dân tộc Bán trú Tiểu học Quản Bạ (Hà Giang) vệ sinh trường, lớp đón học sinh.

Giữa sân trường, chúng tôi bắt gặp những cặp mắt hồn nhiên, ngây thơ của học sinh các bản làng đang thắp lên những hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Em Thò Mí Cơ, học sinh lớp 7, nhà ở Thôn Cẳng Tằng, xã Lũng Cú hồn nhiên kể: “Nhà em nghèo lại mồ côi cha mẹ. Giờ đi học thích hơn ở nhà mà, ở trường ăn ngon hơn vì có cả thịt, cá nữa”.

Những câu chuyện cởi mở, chân thành của phụ huynh, học sinh và các thầy giáo, cô giáo nơi núi cao đều cho thấy những hy vọng, những niềm tin cho ngày mai tươi sáng hơn khi theo cùng con chữ. Vượt qua khó khăn, các thầy cô luôn cố gắng sắp xếp công việc khoa học, dành tình cảm, sức khỏe, thời gian để tận tâm, tận lực nuôi dạy các em, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, duy trì củng cố chất lượng phổ cập giáo dục theo hướng bền vững.

len nui goi hoc tro 'Olympic Việt Nam dù không thắng Hàn Quốc nhưng vẫn xứng đáng ngẩng cao đầu'

Dù đội tuyển Olympic Việt Nam thất bại 1 - 3 trước Olympic Hàn Quốc, rất nhiều cổ động viên thán phục tinh thần thi ...

len nui goi hoc tro Đơn vị biên soạn sách nói về lý do dạy học sinh lớp 1 đánh vần theo cách 'lạ'

Trung tâm Công nghệ giáo dục - NXB Giáo dục Việt Nam vừa chính thức lý giải về quan hệ giữa âm, chữ và cách ...

len nui goi hoc tro 'Cách đánh vần lạ không liên quan chương trình giáo dục phổ thông mới'

GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định cách đánh vần lạ khiến nhiều người hoang mang không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

len nui goi hoc tro Cách phát âm lạ trong sách lớp 1 khiến phụ huynh hoang mang giống chữ cải tiến của PGS Bùi Hiền?

Theo PGS.TS Bùi Hiền, cách đọc chữ công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có đôi phần giống với cách đọc chữ cải ...

len nui goi hoc tro Cách đánh vần lạ cho học sinh lớp 1 'c, k, q' đều đọc là 'cờ': Giáo sư ngôn ngữ cũng hoang mang

GS. Nguyễn Văn Lợi chia sẻ, cách đánh vần Tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục khiến nhiều người hoang mang.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.