Chênh chao bè nứa qua sông tìm con chữ

Nhiều năm qua, các em học sinh xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) phải qua sông trên chiếc bè nứa mong manh để đến trường. Dòng sông Rin cuồn cuộn chảy như thử thách quyết tâm tìm con chữ của những học sinh vùng cao.

Chênh chao bè nứa qua sông tìm con chữ

Thôn Nước Rin (xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà) nằm tách biệt với trung tâm xã bởi sự chia cắt của con sông Rin. Thôn có 130 hộ dân với hơn 130 học sinh, trong đó có 53 học sinh bậc THCS, THPT hàng ngày phải vượt sông đến trường.

Ông Đinh Văn Rắc làm nghề lái đò tại bến sông thôn Nước Rin đã 15 năm qua. Nói là lái đò nhưng chừng ấy thời gian ông Rắc phải còng lưng kéo chiếc bè nứa thô sơ đưa học sinh qua sông. Trầm ngâm nhìn dòng sông Rin cuộn chảy, ông Rắc kể về những lần bè đứt dây trôi theo dòng nước.

"Lúc trước chỉ có chiếc bè nứa, mới đây mới có thêm chiếc thuyền để đưa các em qua sông. Để đưa bè qua sông phải căng sợi dây từ bờ bên này qua bờ bên kia rồi nắm vào dây kéo qua chứ nước chảy xiết lắm, không chèo qua được. Có lần nước chảy mạnh cuốn trôi bè luôn nhưng may là không sao", ông Rắc nói.

chenh chao be nua qua song tim con chu

Nhiều năm qua, học sinh xã Sơn Bao phải qua sông bằng thuyền hoặc bè nứa

chenh chao be nua qua song tim con chu

Bây giờ, bến đò thôn Nước Rin có thêm chiếc thuyền mới nhưng cách qua sông vẫn như cũ. Ông Rắc vẫn còng lưng kéo chiếc thuyền băng qua sông, trên thuyền là hàng chục học sinh vô tư đùa giỡn. Chiếc thuyền mong manh giữa dòng sông Rin cuộn chảy.

chenh chao be nua qua song tim con chu

Để đưa học sinh qua sông, người lái đò phải còng lưng kéo sợi dây được nối giữa 2 bờ

Giờ tan trường, chúng tôi cùng nhiều học sinh qua sông trên chiếc thuyền của ông Rắc trong nỗi lo sợ. Thế nhưng, những học sinh thôn Nước Rin vẫn vô tư cười đùa vì các em đã quá quen với cảnh "đu dây" qua sông suốt nhiều năm.

“Mùa nắng nước cạn tụi em còn đến lớp đúng giờ chứ mùa mưa nước chảy xiết thì thường đi học muộn, nhiều hôm phải nghỉ vì không dám qua sông. Mỗi lần qua sông là quần áo bị ướt, vất vả lắm nhưng không còn cách nào khác”, em Đinh Thị Hút - học sinh trường THCS Sơn Bao nói với chúng tôi trên chiếc đò chênh chao giữa dòng nước.

chenh chao be nua qua song tim con chu

Học sinh đi bộ trên bãi cát nóng để ra bến sông

chenh chao be nua qua song tim con chu

Đi trên chiếc đò mong manh qua sông nhưng các em không có áo phao để mặc

Theo em Hút, đầu năm nay có chiếc thuyền nên việc qua sông an toàn và đỡ vất vả hơn. Còn những năm trước, việc qua sông của 53 học sinh thôn Nước Rin đều phụ thuộc vào chiếc bè nứa mong manh.

Chiếc bè chỉ chở được khoảng 15 học sinh mỗi lượt, vì vậy để đến lớp đúng giờ thì Hút và nhiều học sinh khác phải ra bến sông từ sáng sớm. Chiếc bè thô sơ chìm xuống dưới sức nặng, vì vậy đứng trên bè nhưng nước vẫn ngập trên mắt cá chân.

"Bây giờ có đò nhưng một số bạn không chờ được cũng còn dùng bè để qua sông. Nhiều bạn tan học về sớm chưa có người đưa đò thì phải bơi qua sông. Qua sông như thế này nguy hiểm lắm nên chúng cháu mong có một cây cầu", Hút mong ước.

chenh chao be nua qua song tim con chu

Nhiều học sinh thôn Nước Rin bơi qua sông sau khi tan học

Thông tin với Dân trí, bà Đoàn Thị Chiên - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bao, cho biết: trên địa bàn xã Sơn Bao có 3 bến đò đưa người dân, học sinh qua sông Rin. Trong đó, bến đò thôn Nước Rin có lượng người qua lại đông nhất.

"Hiện có trên 80 học sinh phải qua sông trên bè hoặc thuyền, đông nhất là tại thôn Nước Rin. Dòng sông Rin nước chảy rất xiết nhất là những lúc hồ thủy điện xả nước nên việc qua sông rất nguy hiểm. Những lúc nước sông dâng cao chúng tôi phải thông báo cho các em nghỉ học để đảm bảo an toàn. Người dân ở đây luôn mong ước có cây cầu để việc đi lại được thuận tiện", bà Chiên nói.

chenh chao be nua qua song tim con chu Gian nan xuống núi tìm con chữ miền giá lạnh

Đường đến trường của những đứa trẻ Nặm Dân phải men theo bìa rừng, một bên là vực sâu, bên kia là vách núi... Chúng ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.