Lần đầu tiên nhà đầu tư xin bỏ trạm thu giá hoàn vốn cho cao tốc nhằm chia sẻ với người dân (Ảnh minh họa: Di Linh) |
Xin bỏ "trạm thu giá"
Tuần qua, thuật ngữ "thu giá" BOT giao thông của ngành giao thông đang khiến báo chí, chuyên gia cũng như dư luận tốn không ít "giấy mực", thời gian.
Và trong bối cảnh những bất cập về BOT giao thông vẫn đang "nóng", lần đầu tiên một nhà đầu tư chủ động xin bỏ trạm thu hoàn vốn nhằm chia sẻ với người dân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Cụ thể, ông Trần Phúc Tự, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (địa phận xã Minh Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn) sẽ sử dụng 2 trạm thu giá trên QL1 theo hợp đồng BOT để hoàn vốn ngoài các trạm thu giá kín trên cao tốc.
Được biết, 2 trạm thu giá theo hợp đồng BOT trên QL1 gồm một trạm tại Km24+900 và một trạm tại Km93+160.
Tổng giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết có nhiều ý kiến cho rằng việc đặt 2 trạm thu là phù hợp nhưng lãnh đạo đơn vị này đồng thuận với tỉnh Lạng Sơn... xóa bỏ 1 trạm.
Cụ thể, vào tháng 7/2017, tỉnh Lạng Sơn có báo cáo Bộ GTVT về việc 2 trạm thu trên QL1 sẽ gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp vận tải.
Sau đó, Nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã thống nhất với tỉnh này kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh phương án tài chính theo hướng chỉ thu giá hoàn vốn tại trạm ở Km93+160 (bỏ trạm Km24+900).
Được biết, sau khi Bộ GTVT có kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận vào đầu tháng 2/2018.
Về lý do bỏ một trạm thu giá, đại diện Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết việc người dân phải trả tiền qua 2 trạm là bất cập. Và mặc dù bỏ một trạm sẽ gây khó khăn cho phương án tài chính nhưng sẽ đảm bảo sự ổn định hoàn vốn do người dân đồng thuận.
Như vậy, theo thông báo của Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, từ ngày 1/6, việc thu giá sẽ bắt đầu tại trạm ở Km93+160, QL1 (xã Minh Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn).
"Nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và Nhà đầu tư, chúng tôi cũng đã đề xuất UBND tỉnh Lạng Sơn và được chấp thuận phương án mở rộng mức miễn giảm cho người dân thuộc 30 xã, phường lân cận.
Số lượng xe thuộc diện miễn giảm khoảng 3.000 xe trong bán kính 10 km tính từ trạm thu giá Km93+160), ông Tự cho biết thêm.
Trạm thu giá Km93+160 hoạt động từ 1/6 (Ảnh: Đình Quang) |
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn từng không thể triển khai
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn nằm trong quy hoạch đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn nối từ Thủ đô Hà Nội tới cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn).
Dự án này cũng kết nối với tuyến cao tốc quốc tế Hữu Nghị - Nam Ninh (Trung Quốc) của Hành lang kinh tế giao thương Việt Nam - Trung Quốc.
Dự án có tống chiều dài gần 170km, gồm hai hợp phần: Xây dựng 64km đường cao tốc đoạn Km45+100 - Km 108+500 và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Kml+800 - Km106+500 (dài 105km) với tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý là dự án này được khởi công tháng 7/2015 nhưng đến giữa năm 2017 Nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư UDIC (đơn vị cũ) không thể triển khai và có nguy cơ phải chấm dứt Hợp đồng với Bộ GTVT do không đảm bảo năng lực điều hành và không thu xếp được vốn.
Tháng 5/2017, Bộ GTVT kêu gọi các nhà đầu tư khác tại dự án hầm đường bộ Đèo Cả để mua lại cổ phần của nhà đầu tư cũ nhằm đảm bảo dự án không bị gián đoạn.
Trong một diễn biến khác liên quan, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lý Vinh Quang, hiện mọi công tác chuẩn bị thu giá tại trạm ở Km93+160 trên QL1 đã hoàn tất.
Ngoài ra, tỉnh cũng có kế hoạch cụ thể trong việc bảo đảm ANTT khi trạm thu giá này đi vào hoạt động.
Biểu mức thu giá tại trạm Km93+160 từ 1/6. |
30 xã phường được miễn giảm giá. |
Tỉnh xin bỏ, nhà đầu tư xin... thu
Cũng liên quan đến việc "xin bỏ, xin thu" ở các dự án BOT giao thông, UBND tỉnh Thái Nguyên từng kiến nghị Bộ GTVT xem xét bỏ trạm thu ở Bờ Đậu (QL3 cũ) - trạm hoàn vốn cho dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới. Được biết, trạm Bờ Đậu bị nhiều người dân phản đối và Bộ GTVT đã quyết định cho nhà đầu tư dự án thu phí ở đường Thái Nguyên - Chợ Mới. Tuy nhiên, sau 3 tháng thu thử, liên danh nhà đầu tư cho biết mức thu khó đạt phương án tài chính và muốn thu thêm trạm Bờ Đậu như trong hợp đồng BOT đã ký hoặc nhà nước mua lại dự án này. |
Bộ trưởng GTVT sẽ trả lời chất vấn về BOT Ngày 28/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đã chọn ra 4 nhóm vấn đề để chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 (dự kiến từ ngày 4 - 6/6/2018). Đáng chú ý trong đó có nhóm vấn đề về giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT. Người chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các bộ trưởng Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ... sẽ "chia lửa" với bộ trưởng GTVT. |
'Thu giá BOT giao thông': Bộ GTVT cần cầu thị, lắng nghe
Liên quan đến vụ "thu giá BOT giao thông", Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng Bộ GTVT cũng như các ... |
'Thu giá BOT giao thông': Trốn nộp bị đòi nợ thế nào?
Liên quan đến vấn đề "thu giá BOT giao thông", ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế, VCCI) cho biết việc đòi nợ của cơ ... |
Thời sự 15:05 | 27/04/2019
Thời sự 23:10 | 09/07/2018
Thời sự 09:04 | 04/06/2018
Thời sự 12:15 | 03/06/2018
Thời sự 11:30 | 03/06/2018
Thời sự 10:00 | 03/06/2018
Thời sự 14:39 | 02/06/2018
Thời sự 13:45 | 02/06/2018