Bộ Giao thông dừng 4 dự án BOT trên đường hiện hữu

Về chủ trương đầu tư dự án BOT trên đường hiện hữu, Bộ GTVT cho biết, đã đàm phán với các nhà đầu tư, làm việc với các địa phương, bộ, ngành để dừng 4 dự án BOT đã ký hợp đồng và đang triển khai, dừng 10 dự án đã phê duyệt đề xuất dự án hoặc đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Báo cáo trước phiên chất vấn gửi đến Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được 70 dự án đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 209.347 tỷ đồng.

Trong đó lĩnh vực đường bộ 68 dự án với tổng mức đầu tư 207.987 tỷ đồng, lĩnh vực đường thủy nội địa 1 dự án với tổng mức đầu tư 1.303 tỷ đồng, lĩnh vực đào tạo 01 dự án với tổng mức đầu tư 57 tỷ đồng.

bo giao thong dung 4 du an bot tren duong hien huu

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ là người "mở hàng" phiên chất vấn sáng 4/6.

Đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 58 dự án với tổng mức đầu tư là 166.154 tỷ đồng. Các dự án cơ bản đảm bảo chất lượng, khai thác an toàn; doanh thu tài chính cơ bản phù hợp với số liệu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án.

Đang triển khai đầu tư 12 dự án với tổng mức đầu tư là 43.193 tỷ đồng.

Đến nay, các dự án BOT, BT do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã có 112 kết luận/65 dự án.

Cụ thể: Kiểm toán Nhà nước kiểm toán 50 dự án, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thanh tra 26 dự án, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thanh tra 14 dự án, Thanh tra Bộ Xây dựng thanh tra 1 dự án và Thanh tra Chính phủ thanh tra 08 dự án.

Các kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm toán cũng có đánh giá khách quan về những mặt được và đã chỉ ra các tồn tại sai sót, bất cập tập trung vào một số nhóm vấn đề như đã trình bày ở trên.

Đến nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng đã tiến hành giám sát việc thực hiện các dự án BOT.

bo giao thong dung 4 du an bot tren duong hien huu

Theo Bộ trưởng GTVT, trạm Tào Xuyên không thể di chuyển về tuyến tránh

Liên quan đến vị trí “trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ”, ông Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện có 88 trạm trên các tuyến quốc lộ.

Về khoảng cách, có 58 trạm có khoảng cách đến trạm liền kề lớn hơn 70 km, 10 trạm có khoảng cách từ 60-70 km, 20 trạm có khoảng cách dưới 60 km.

Đối với 56 trạm đặt trong phạm vi dự án, khoảng giữa các trạm liền kề phù hợp, các trạm này chỉ có bất cập về mức giá đối với các phương tiện quanh trạm.

Bộ đã phối hợp với UBND các tỉnh có các giải pháp miễn, giảm giá cho các phương tiện quanh trạm và cơ bản đã giải quyết được các bất cập về giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Bộ GTVT cũng đưa ra giải pháp đối với 17 trạm có những bất cập về vị trí đặt trạm cần có giải pháp xử lý, cụ thể: Có 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án (trạm Cầu Rác, Hà Tĩnh; trạm Tào Xuyên, Thanh Hoá; trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, Hà Nội), các trạm này tận dụng lại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn ngân sách nhà nước chuyển sang thu giá hoàn vốn các dự án BOT (nếu đầu tư mới sẽ phát sinh thêm khoảng từ 30-50 tỷ đồng).

Đối chiếu với quy định pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư, ông Thể cho rằng, việc sử dụng các trạm này là phù hợp.

Về trạm Cầu Rác thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án Quốc lộ 1 tuyến tránh Hà Tĩnh, theo tính toán sơ bộ, thời gian thu của trạm sẽ kết thúc khoảng năm 2019.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã giảm giá cho các phương tiện quanh trạm, tình hình triển khai thu giá tại trạm đang “diễn ra bình thường”. Do vậy, bộ kiến nghị giữ nguyên vị trí trạm để tiếp tục thu giá hoàn vốn cho dự án.

Với trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng di dời về phạm vi tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên. Cũng theo bộ trưởng, hiện nay, việc thu giá đang diễn ra bình thường và người dân có sự lựa chọn đi theo đường Nhật Tân - Nội Bài.

Đối với trạm Tào Xuyên thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án tuyến tránh thành phố Thanh Hoá, ông Thể kiến nghị tiếp tục cho thu giá tại vị trí hiện nay.

Lý do được đưa ra là việc di chuyển trạm vào tuyến tránh không khả thi về phương án tài chính. Bởi nếu di chuyển vào tuyến tránh, nhà nước phải bố trí khoảng 1.489 tỷ đồng hỗ trợ trong vòng 12 năm.

Về chủ trương đầu tư dự án BOT trên đường hiện hữu, Bộ GTVT cho biết, đã đàm phán với các nhà đầu tư, làm việc với các địa phương, bộ, ngành để dừng 4 dự án BOT đã ký hợp đồng và đang triển khai; dừng 10 dự án đã phê duyệt đề xuất dự án hoặc đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

bo giao thong dung 4 du an bot tren duong hien huu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không sử dụng tên gọi “Trạm thu giá BOT”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu ý kiến của nhân dân và các Đại biểu Quốc hội ...

bo giao thong dung 4 du an bot tren duong hien huu Tài xế lại phản ứng tại BOT T1 do chần chừ giảm giá vé

Một số tài xế dừng xe tại trạm BOT T1 trên Quốc lộ 91 cho rằng chủ đầu tư cứ dời ngày giảm giá vé ...

bo giao thong dung 4 du an bot tren duong hien huu

Có gì hấp dẫn khiến người ta thích thu giá hơn thu phí?

Không phải ngẫu nhiên, cảm hứng mà hai bộ Giao thông - vận tải, Giáo dục - đào tạo thích thu giá hơn thu phí. ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.