Chuyện lạ ở ấp cứ ra ngõ là gặp trẻ sinh đôi

Chỉ trong một khu ấp nhỏ mà có đến sáu bảy chục cặp vợ chồng sinh đôi thì chuyện chưa nơi nào có, ngoại trừ ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Chỉ trong một khu ấp nhỏ mà có đến sáu bảy chục cặp vợ chồng sinh đôi thì chuyện chưa nơi nào có, ngoại trừ ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Những điều bất ngờ

Ấp Hưng Hiệp nằm sát đường quốc lộ 1A với nhiều nhà cao tầng san sát và đời sống sinh hoạt buôn bán của người dân rầm rộ, tấp nập. Người dân địa phương ở đây đều bảo, từ ngày báo chí đăng tải chuyện trong ấp có giếng nước thần uống vào là sinh đôi, chữa hiếm muộn nên dân tứ xứ kéo về giúp cho cuộc sống của người dân địa phương được… đổi đời.

chuyen la o ap cu ra ngo la gap tre sinh doi
Ấp Hưng Hiệp đã khang trang lên nhiều nhờ tiếng tăm là "làng sinh đôi"

Ông Lê Văn Báo (57 tuổi, Trưởng ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc) chia sẻ: Ấp Hưng Hiệp là một ấp lớn của xã Hưng Lộc, đời sống người dân được chia làm hai mặt (giàu – nghèo) chứ không “hào nhoáng” như những gì mọi người vẫn nhìn thấy.

Phần tiếp giáp với quốc lộ thì đời sống người dân khá giả, còn đi vào trong sâu 5 – 7 km thì toàn là những gia đình khó khăn và bà dân tộc sinh sống, đời sống vật chất còn thiếu thốn lắm, đường sá đi lại còn khó khăn lắm. Họ phần lớn là người dân tộc Tày, Hoa, Nùng, Châu-Ro (ngày xưa gọi là dân tộc Thượng), trong đó, dân tộc Châu-Ro có dân số đông nhất.

Lý giải về tên gọi “ấp sinh đôi”, ông Báo cho biết, Hưng Hiệp có biệt danh “ấp sinh đôi” từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ngày ấy, khu ấp của ông mới chỉ có gần 400 hộ gia đình mà khi kê khai nhân khẩu lại trội hơn nhiều so với những khu ấp khác có cùng số hộ. Rà soát lại toàn bộ thì mới thấy ở ấp Hưng Hiệp có rất nhiều hộ sinh đôi. Và đó là nguyên nhân dân số ấp Hưng Hiệp cao hơn những khu ấp có cùng số hộ gia đình chứ không phải do lỗi tính toán bất cẩn của người thống kê.

“Tính đến thời điểm hiện tại, ấp Hưng Hiệp có gần 500 hộ thì đã có tới gần 70 hộ gia đình có sinh đôi. Đặc biệt có gia đình còn sinh ba. Thực ra, các ấp kế bên cũng có những trường hợp sinh đôi chứ không riêng gì ấp Hưng Hiệp, nhưng tỉ lệ sinh đôi ở khu ấp này cao hơn những khu ấp khác thôi”, ông Báo cười.

Những gia đình đặc biệt

Hiện tại ở ấp Hưng Hiệp, cặp song sinh già nhất có lẽ là ông Hòa, ông Mai ở sâu trong rẫy điều, cách quốc lộ khoảng gần 7 km. Thế nhưng, theo ghi nhận, cặp song sinh này sinh sống ở ấp chứ không phải sinh ra ở đây. Hai ông từ nơi khác đến Hưng Hiệp lập nghiệp. Ông Báo cho biết, cặp song sinh “già nhất” sinh ra ở ấp Hưng Hiệp là anh Bùi Công Đồng và anh Bùi Công Thanh (44 tuổi).

Trao đổi với anh Đồng, người đàn ông này cho biết, gia đình tôi gốc ở Gò Công (tỉnh Tiền Giang). Ngày còn chiến tranh, quê tôi bị giặc đánh chiếm nên bố mẹ tôi lên vùng này lập nghiệp. Ở ngoài đường lộ sợ bị giặc bắn giết nên “trốn” sâu trong rẫy này cho an toàn, vì thế nên anh chị em tôi sinh ra ở đây”.

chuyen la o ap cu ra ngo la gap tre sinh doi
Anh Đồng trao đổi với Phóng viên

Cũng theo anh Đồng, nhà anh có tới năm anh chị em nhưng chỉ mỗi anh với người em trai của anh là song sinh. Họ hàng anh cũng chẳng có ai song sinh. Ngày nhỏ gia đình khó khăn lại ăn ở trong rẫy, khá tách biệt bên ngoài nên cuộc sống gia đình anh cũng khó khăn.

Anh em anh Đồng được tiếng là cặp song sinh già nhất nhưng lại có cuộc sống khá giả nhất trong những gia đình song sinh. Khi còn thanh niên trai tráng, đang sống ở ấp Hưng Hiệp nhiều cô gái để ý nhưng hai anh em anh lại được mai mối và về quê Tiền Giang để nên duyên vợ chồng với một cặp chị em song sinh khác.

chuyen la o ap cu ra ngo la gap tre sinh doi
Hình ảnh của một cặp sinh đôi tại ấp Hưng Hiệp

Ở ấp Hưng Hiệp, chuyện sinh đôi ngỡ như “chuyện thường tình ở huyện”, thì câu chuyện sinh ba duy nhất của cặp vợ chồng chị Hồ Thị Thanh lại gây nhiều xôn xao từ đó đến nay.

Nhớ lại thời gian ấy, chị Thanh hạnh phúc kể lại, chị mừng vì chỉ qua hai lần sinh nở mà chị có đến bốn người con. Theo đó, khi mới cưới nhau về, vợ chồng anh chị sinh được một người con gái. Có một “công chúa” bé bỏng, vợ chồng chị Thanh lại thủ thỉ nhau với mong muốn có thêm một “hoàng tử” để đầy đủ “nếp – tẻ” rôm rả cửa nhà, có anh làm bạn với bố, có chị rủ rỉ với mẹ.

Nhưng rồi niềm vui đã vượt quá mong đợi của vợ chồng chị. Mấy năm sau khi sinh con gái đầu lòng, chị Thanh mang thai lại. Thế nhưng, lần này, chị thấy nhiều biểu hiện khác với lần mang thai đầu tiên. Bụng chị to lên nhiều và thai nhi liên tục “quậy phá” khiến chị rất mệt mỏi.

Đến tháng thứ 6 của kỳ thai, vợ chồng anh chị đi siêu âm, bác sĩ bảo chị sẽ sinh con trai, nhưng không phải sinh một mà sẽ… sinh ba. Thông tin từ vị bác sỹ khiến vợ chồng chị vừa mừng vừa lo. Mừng vì một lúc mình sinh được ba “hoàng tử” chứ không phải một nhưng cũng rất lo lắng vì gia đình chị Thanh lúc ấy rất khó khăn và không biết sinh ba thì có sao không. Đến kỳ sinh nở, ba “hoàng tử”: Trần Phúc Tam, Trần Lộc Thiên và Trần Thọ Phú lần lượt chào đời, nhưng ba tháng sau, em út Trần Thọ Phú bị sốt viêm màng não và không qua khỏi.

Cháu Phú do bệnh nặng nên không còn nhưng bù lại, bây giờ hai con Trần Phúc Tam và Trần Thiên Lộc đã khôn lớn, trưởng thành nên tôi cũng vơi bớt đi phần nào nỗi buồn.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.