CMCN 4.0: Taxi truyền thống kỳ vọng vào trung tâm điều hành chung

Trong "cuộc chiến" với taxi công nghệ, taxi truyền thống vẫn đang kỳ vọng vào trung tâm điều hành chung cho tất cả các hãng.
cmcn 40 taxi truyen thong ky vong vao trung tam dieu hanh chung
Taxi truyền thống đang gặp nhiều khó khăn về thị phần khi "taxi công nghệ" xuất hiện. (Ảnh: Di Linh)

Liên quan đến "cuộc chiến taxi" công nghệ và truyền thống, theo Phó Giám đốc Sở GTVT Vũ Hà, phương thức gọi xe taxi truyền thống trước đây là ưu điểm nhưng giờ thành nhược điểm cố hữu.

"Taxi truyền thống vừa đi vừa bắt khách hoặc chờ qua bộ đàm... Taxi đi lòng vòng trên đường bắt khách với tốc đọ chậm rất dễ gây ra ùn tắc vì đường chật hẹp.

Khi bộ đàm gọi đón khách thì có đến 4-5 chiếc gần đó chạy đến điểm đón nhưng chỉ 1 xe bắt được khách, những xe khách thì không.

Điều này vô hình chung gây ra sự chiếm dụng mặt đường", ông Hà nói.

Trong một cuộc tọa đàm gần đây, đại diện một số đơn vị taxi truyền thống kỳ vọng vào việc xây dựng trung tâm điều hành chung thay vì mỗi đơn vị dùng một ứng dụng nhằm đối phó taxi công nghệ.

Theo ông Hà, trong đề án xây dựng quy chế quản lý taxi trên địa bàn Hà Nội lần này có xây dựng trung tâm điều hành chung, ứng dụng công nghệ đặt xe.

"Theo tôi đây là giải pháp tốt! Hiện lưu lượng phương tiện giao thông của TP đông và cần phải sắp xếp trật tự.

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin kết nối xe với hành khách là một trong những giải pháp đảm bảo trật tự ATGT và khắc phục được hạn chế nêu trên của taxi", ông Hà cho hay.

Ngoài ra, theo vị này trong đề án quản lý taxi cũng đề cập đến việc phân vùng hoạt động, màu sơn riêng cho taxi.

Theo ông Hà, taxi cần ít màu để khách hàng nhận biết. Và việc phân vùng nhằm ưu tiên cho taxi hoạt động ở hạ tầng trong vùng.

Về việc cạnh tranh giữa taxi truyền thống và Grab, ông Hà cho rằng phải nhìn nhận ở góc độ quản lý rằng Grab hiện là xe hợp đồng.

"Chúng ta có bất cập là xe hợp đồng nhưng hoạt động như taxi. Sở và các cơ quan liên quan đang tích cực nghiên cứu tìm giải pháp nhưng mục tiêu vẫn phải đưa các hoạt động tương tự taxi vào quản lý", Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.

Khó xử lý vi phạm "taxi công nghệ"

Sau 2 năm thí điểm "taxi công nghệ", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã cho phép kéo dài thí điểm cho đến khi Nghị định 86 được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Theo Bộ GTVT, việc thí điểm ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải theo Quyết định 24 có một số hạn chế như việc chấp hành quy định và hướng dẫn của một số đơn vị thí điểm còn chưa nghiêm.

Đơn cử như GrabTaxi thiếu phối hợp với địa phương, chưa thực hiện hướng dẫn của Bộ; việc dán phù hiệu xe hợp đồng tham gia thí điểm còn chưa thực hiện tốt.

"Do tính hữu ích của phần mềm điều hành và ưa thích sử dụng của hành khách, nhân dân dẫn đến cầu tăng, đồng nghĩa tăng về cung vận tải dẫn đến số lượng phương tiện tăng nhanh, đây là điều tất yếu, song cũng đặt ra khó khăn trong công tác quản lý tổ chức giao thông", Bộ GTVT cho biết.

Đáng chú ý là đối với các đơn vị cung cấp phần mềm, Bộ GTVT cũng phải thừa nhận rằng chưa có chế tài xử lý mà chỉ xử lý phương tiện và người điều khiển phương tiện có vi phạm.

Thêm nữa, sự cạnh tranh giữa kinh doanh vận tải theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử với kinh doanh vận tải bằng taxi kết hợp với công tác tổ chức phân luồng giao thông còn chưa hợp lý đối với hoạt động taxi đã phát sinh nhiều kiến nghị từ hiệp hội taxi và phản ứng từ đơn vị kinh doanh vận tải taxi.

Tính đến thời điểm tháng 3/2018, có 4/5 địa phương chính thức tham gia thí điểm gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh (Đà Nẵng chưa triển khai thí điểm); có tổng cộng 10 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện Hợp đồng vận tải điện tử triển khai các Đề án thí điểm theo quy định tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT.

Về số lượng đơn vị vận tải, tổng số hiện có: 866 đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải) với 36.809 phương tiện tham gia thí điểm.

Trong đó trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 506 đơn vị vận tải, 3 nhà cung cấp phần mềm, với 21.601 xe tham gia thí điểm; thành phố Hà Nội có với 354 đơn vị vận tải, 7 nhà cung cấp phần mềm, với 15.046 xe tham gia thí điểm.

Tỉnh Quảng Ninh có 4 đơn vị vận tải, 2 đơn vị cung cấp phần mềm, với 62 xe tham gia thí điểm; tỉnh Khánh Hòa có 2 nhà cung cấp phần mềm (đồng thời là đơn vị vận tải), với 100 xe tham gia thí điểm.

cmcn 40 taxi truyen thong ky vong vao trung tam dieu hanh chung Chung cư 'siêu sang' Discovery Complex vi phạm rất nhiều lỗi phòng cháy, chữa cháy

Dự án chung cư "siêu sang" Discovery Complex vi phạm rất nhiều lỗi phòng cháy, chữa cháy và đã bị đề nghị cắt điện, nước.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.