Cô giáo 40 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ nghèo

Trẻ chậm đọc, viết, trí nhớ kém hễ được cô giáo Võ Thị Son kèm cặp trong vài tháng là đánh vần, nhận biết được mặt chữ ngon lành.
co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo Những vui buồn của giáo dục đại học năm 2017
co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo Những thầy cô đưa trò ra thế giới
co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo Chuyện kể ở nơi học sinh tặng gạo cho giáo viên, thích được đến lớp hơn cả đón Tết cùng gia đình

Lớp học này đã tồn tại 40 năm, những trẻ em nghèo đến đây học đều không tốn một đồng nào.

Cô giáo của trẻ em nghèo

"Nghỉ dạy tụi nhỏ buồn lắm!"- Đó là tâm sự của cô giáo Võ Thị Son (71 tuổi; ngụ khu vực 3, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) khi các con bảo cô nên nghỉ ngơi khi tuổi đã xế chiều.

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo
co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo
Con Son và lớp học toàn trẻ em nghèo

"Tôi dạy một tuần 6 ngày, ngày chủ nhật nghỉ để đi chùa, một ngày chỉ dạy một buổi từ 7-10 giờ. Mà nhiều lúc ngày hôm đó đi chùa rồi về nhà thấy thiếu thứ gì, mới chợt nhớ ra là không được nghe tiếng đánh vần hay hỏi bài của đám trẻ", cô Son nói.

Từ lúc 7 giờ sáng hàng ngày, lớp học cứ vang lên tiếng đánh vần của nhiều trẻ. Có lúc dừng lại, cả cô và trò cùng hát nhiều bài thiếu nhi, sau đó là tiếng vỗ tay và những nụ cười hiện lên trên gương mặt những đứa trẻ lấm lem.

Theo lời cô Son, sau khi lấy chồng, cô cùng chồng về Ô Môn sinh sống. Cô Son là giáo viên dạy lớp 1 vào khoảng những năm 1970. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cô giảng dạy tại một trường ở quê rồi kế đến là lớp bình dân học vụ cho nhiều người già không biết chữ. Thời điểm ấy, tuy dạy học trong trường nhưng cô Son vẫn tranh thủ dạy buổi tối cho các em, tát cả hoàn toàn miễn phí. Cô Son chia sẻ: "Tính ra dạy học cho mấy đứa trẻ nghèo đã ngót 40 năm. Nếu nghỉ dạy thì buồn lắm!".

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo
Cô Son kèm từng em học sinh nghèo

Lớp học của cô Son có khoảng 40 em, đa phần là những trẻ từ 5-6 tuổi chậm biết đọc, biết viết, chậm tính toán, hay trẻ trí nhớ kém và là con em của lao động nghèo ở địa phương. Chị Trần Thu Thủy (ngụ khu vực 3, phường Châu Văn Liêm), cho biết: "Con tôi 5 tuổi và vào lớp học của cô Son được gần 1 năm rồi. Đến nay cháu đã biết đọc, biết viết. Không những vậy, cháu còn rất lễ phép với người lớn". Còn bà Võ Thị Hoa (64 tuổi; ngụ khu vực 4, phường Châu Văn Liêm), nhìn nhận: "Tôi có 2 đứa cháu nội lên 5 tuổi, cũng học tại lớp cô Son. Do nghèo, cha mẹ tụi nó đi làm suốt, cũng không tiền cho con đi mẫu giáo. Vì vậy khi nghe được lớp cô Son dạy học miễn phí, tôi đưa cháu đến đây liền. Sau 3 tháng, 2 đứa đánh vần được rồi".

Cô giáo như "bà ngoại" hiền

Không chỉ vậy, những em trí nhớ kém, học tại trường bị ở lại lớp, được cha mẹ đưa đến lớp này thì biết đọc, biết làm toán sau thời gian được cô Son kèm cặp. Điển hình là trường hợp của em Trần Thị T.N. (13 tuổi; ngụ khu vực 2) trí nhớ kém, có khi em lơ ngơ không biết gì.

Lúc vào học trong trường, N. học không xong nên khi gia đình nghe "tiếng" cô Son dạy giỏi nên đưa N. đến. "Tôi đặc biệt chú ý N. vì em không như những trẻ khác, phải nói nhỏ nhẹ và chỉ từng chữ. Cũng phải mất một thời gian dài, đến nay N. đã viết chữ và tự đọc, tự ghép vần được", cô Son thông tin.

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo
Hướng dẫn cho các em cách đánh vần

Ngoài việc dạy chữ, cô Son còn dạy đạo đức cho các em là phải biết ngoan ngoãn, lễ phép, không nói dối, trộm cắp… Em Trần Thị Thanh Nhân (4 tuổi; ngụ khu vực 2) nói: "Con thấy cô Son dạy dễ hiểu, tuy mới học nhưng con rất thích. Nhà con nghèo nên cô Son dạy không lấy tiền". Có nhiều trẻ thấy cô giáo lớn tuổi nên kêu cô Son là "bà ngoại". Khi nghe trẻ kêu bằng "bà ngoại", ánh mắt cô giáo "già" rạng rỡ hẳn lên.

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo
Cô Son phát sách vở do mạnh thường quân tài trợ cho trẻ nghèo

Lớp học đặc biệt này đông nhất là vào dịp hè, không chỉ dạy lớp 1 mà cô Son còn chỉ bảo thêm các em học lớp 2, 3, 4 và dạy luôn buổi chiều. Hiện nay, sách giao khoa có nhiều đổi mới nên cô giáo này phải mua sách đọc hàng đêm để sáng hôm sau truyền tải lại cho các em. Ông Võ Ngọc Tuấn, Trưởng khu vực 3, nhận xét: "Cô Son tuy đã về hưu nhưng năm nào cũng mở lớp dạy cho trẻ em nghèo tại địa phương. Địa phương cũng quan tâm những trường hợp mà cô Son dạy bằng cách tặng tập vở để trẻ học đến nơi đến chốn".

Nhiều trẻ thành tài từ lớp học

Tại lớp học này, có nhiều người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có việc làm ổn định, giúp ích cho xã hội. Từ đó, những thanh niên này trở về góp tiền cho cô Son mua thêm bàn ghế, đèn, quạt để các em có nơi học đàng hoàng. "Có nhiều nhà hảo tâm là học trò cũ tại lớp học miễn phí này cũng như mạnh thường quân đã gửi tiền để tôi mua tập vở, sách cho tụi nhỏ. Mấy em nghèo thấy sách vở mới thích lắm", cô Son tâm sự.

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo Những vui buồn của giáo dục đại học năm 2017

Năm 2017, được xem là năm sôi động của ngành giáo dục với nhiều nỗ lực thay đổi tích cực trong đó có giáo dục ...

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo Những thầy cô đưa trò ra thế giới

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, các thầy cô đã giúp các học trò từ những mảnh đất nghèo có thể kết nối với ...

co giao 40 nam day chu mien phi cho tre ngheo Chuyện kể ở nơi học sinh tặng gạo cho giáo viên, thích được đến lớp hơn cả đón Tết cùng gia đình

“Tôi nói các em cầm về để gia đình ăn Tết mà các em nhất quyết không chịu!”, cô giáo Đỗ Thị Thắm, giáo viên ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.