Cô giáo trẻ hết lòng vì trẻ tự kỉ

Mặc dù chỉ ngoài 20 nhưng cô Trân đã có thâm niên hơn 5 năm dạy trẻ tự kỉ. Từ những ngày đầu bất lực, hoảng sợ với chính học sinh của mình, cô giáo trẻ đã có thể đưa các em hòa nhập với cộng đồng như những trẻ bình thường khác.

“Hoảng sợ” với chính học sinh của mình

co giao tre het long vi tre tu ki
Cô Trân mặc dù chỉ 26 tuổi nhưng luôn hết lòng vì trẻ tự kỉ, khiếm khuyết. (Ảnh: Trang Anh).

Dưới tiết trời se lạnh của những ngày giữa tháng 11, chúng tôi có dịp đến thăm trường mầm non tư thục Thiên Nga (đường Lý Thái Tổ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Khi chúng tôi đến, các em học sinh đang trong giờ học nên không khí yên ắng và bình lặng, lâu lâu mới có những tiếng ê a đọc bài vang lên từ các lớp học.

Do đã có hẹn trước nên cô Hồ Thị Mỹ, Hiệu trưởng trường Mầm non tư thục Thiên Nga mời chúng tôi vào phòng. Sau khi rót chén nước mát mời khách, cô Mỹ cho biết, trường nhận giảng dạy những trẻ em bình thường như các trường mầm non khác.

Tuy nhiên trong quá trình học tập, các giáo viên nhận thấy các em học sinh có biểu hiện “tăng động” sẽ báo cáo lên nhà trường và cô Võ Đắc Bảo Trân (SN 1993) giáo viên đặc biệt của trường để tổ chức những buổi kiểm tra.

Qua các bài kiểm tra, cô Trân sẽ xếp các em vào những trường hợp và mức độ khác nhau, từ đó thông báo cho gia đình và có những bài học riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh khi nhận được tin con mình “bất bình thường” thì không chấp nhận, do đó quá trình giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn.

Theo cô Mỹ, năm học này nhà trường đã tiếp nhận giảng dạy đặc biệt cho 14 trẻ, trong đó có các trẻ chậm nói, chậm đi, trẻ mắc bệnh Down và trẻ tự kỉ. Hiện nay chỉ mình cô Bảo Trân phụ trách giảng dạy cho những đứa trẻ đặc biệt này.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, cô Trân với gương mặt hiền hậu từ tốn nói, cô tốt nghiệp ngành Giáo dục Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk vào năm 2013.

Sau khi tốt nghiệp cô xin dạy ở nhiều trường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, trong đó có trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Hy Vọng (TP.Buôn Ma Thuột). Qua một thời gian gắn bó tại đây với những đứa trẻ khiếm khuyết, tự kỉ cô chuyển về giảng dạy tại trường mầm non tư thục Thiên Nga cũng với cương vị của một “giáo viên đặc biệt”.

co giao tre het long vi tre tu ki
Các giáo viên nơi đây dùng tình yêu thương, ân cần của mình để dạy dỗ, giúp các em hòa nhập với cộng đồng. (Ảnh: Trang Anh).

“Tôi tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học nên nghĩ rằng ra trường sẽ dạy như các giáo viên khác. Tuy nhiên, khi vào giảng dạy tại trường với những đứa trẻ khiếm khuyết, tự kỉ tôi vô cùng bất ngờ, nhiều khi hoảng sợ với chính học sinh của mình.

Nhìn những em học sinh không làm chủ được hành vi, lúc thì la hét, đập phá đồ đạc, khi thì ngồi co mình vào một góc tôi cảm thấy vô cùng bất lực”, cô Trân tâm sự.

Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy cô Trân lại tự động viên, an ủi mình vượt qua tất cả để giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng và sống có ích cho xã hội. Sau đó, cô bắt đầu tìm hiểu về hội chứng tự kỉ, những biểu hiện và phương pháp điều trị căn bệnh đặc biệt này.

Dạy trẻ tự kỉ bằng những cái ôm và sự vỗ về

co giao tre het long vi tre tu ki
Từ những trẻ phá phách, "tăng động" cô Trân đã dạy cho các em biết điềm tĩnh, nhẫn nại và biết tự chăm sóc bản thân. (Ảnh: Trang Anh).

Theo cô Trân, để dạy những đứa trẻ khiếm khuyết này phải cần có phương pháp, bài học riêng biệt so với trẻ bình thường. Do đó, cần sự nhẫn nại, tình yêu thương to lớn của giáo viên với các em học sinh.

Sau khi kiểm tra mức độ mắc bệnh của các em cô Trân có phương pháp dạy riêng cho từng trẻ. Tuy nhiên, với Trân, cô không tách riêng những đứa trẻ khiếm khuyết này mà cho chúng có thể học tập và hòa nhập bình thường như những đứa trẻ khác.

“Mỗi ngày tôi chỉ giành 30-45 phút để dạy những bài học “đặc biệt” cho những đứa trẻ tự kỉ này, thời gian còn lại tôi vẫn cho học sinh của mình được học tập, vui chơi như các bạn để các em nhanh chóng hòa nhập.

Những bài học đầu tiên tôi dạy cho các em sự điềm tĩnh, kiên trì và tự biết cách vệ sinh cá nhân. Dần dần tôi dạy cho các em biết bộc lộ, thể hiện tình cảm với người khác và có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Mỗi lần các em tăng động, không kiểm soát được hành vi của mình thì tôi liền ôm chặt các em vào lòng, vỗ về và dùng tình yêu thương làm dịu “cơn” của các em”, cô Trân tâm sự.

co giao tre het long vi tre tu ki
Các em cũng đã tự biết vẽ những bức tranh màu sác và tô điểm thêm cho cuộc đòi mình. (Ảnh: Trang Anh).

Sau nhiều năm giảng dạy những trẻ tự kỉ, khiếm khuyết từ không biết đọc, biết viết, không biết thể hiện tình cảm… có thể sử dụng thành thạo như những đứa trẻ bình thường khác khiến cô Trân có thêm động lực để cố gắng.

Không những thế, khi nhìn những bậc phụ huynh vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi thấy con họ có thể hòa nhập khiến cô vui mừng khôn khiết. Bởi vì cô Trân nghĩ rằng, sau này cô cũng lập gia đình và có những người con, do đó cô cũng như những phụ huynh khác đều mong muốn con mình sống vui vẻ, khỏe mạnh và bình thường như những đứa trẻ khác.

Cô Lê Thị Lý, Chủ trường mầm non tư thục Thiên Nga, nguyên là bác sĩ về chuyên ngành Nội – Nhi – Nhiễm – Xét nghiệm cho hay, căn bệnh tự kỉ là bệnh không có thuốc chữa mà chỉ có thể điều trị bằng những bài học riêng biệt, sử dụng tình cảm của con người để dỗ dành các em.

Theo cô Lý, căn bệnh này cần được phát hiện và điều trị từ sớm, nếu để các em lớn sẽ khó điều trị và nguy cơ khỏi bệnh sẽ rất thấp. Do đó, các bậc phụ huynh cần quan sát để phát hiện dấu hiện mắc bệnh của con mình, như: Trẻ không tập trung, không có tình cảm và không có trách nhiệm.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu khác lạ, các bậc phụ huynh cần phối hợp với giáo viên của con để có cách dạy phù hợp. Từ đó, giáo viên và phụ huynh kết hợp với cách dạy trên trường và ở nhà để giúp trẻ có thể nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, cộng đồng bên ngoài.

co giao tre het long vi tre tu ki
Các em có teher chào hỏi, thể hiện tình cảm như những đứa trẻ bình thường khác. (Ảnh: Trang Anh).

Nói về trường hợp của cô Trân, cô Lý cho biết, cô Trân mặc dù chỉ mới giảng dạy tại trường được một thời gian nhưng đã giúp cho nhiều em học sinh khiếm khuyết, tự kỉ có thể làm quen, hòa nhập với các bạn bằng những bài học bổ ích, thú vị.

Vị chủ trường cho hay, cô Trân biết cách gần gũi, truyền đạt kiến thức bằng tình cảm và sự yêu thương với các em học sinh. Do đó, các em dần dịu các cơn “tăng động” của mình lại và tiếp thu các kiến thức cô Trân truyền dạy.

co giao tre het long vi tre tu ki Ảnh: Nét chữ đẹp mê hồn của giáo viên tiểu học ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Giáo viên một trường tiểu học ở Bà Rịa-Vũng Tàu thi viết chữ đẹp khiến nhiều người trầm trồ thán phục.

co giao tre het long vi tre tu ki Bài toán tìm hình vuông của học sinh lớp 1 khiến phụ huynh, giáo viên đau đầu

Chỉ là bài toán tìm hình vuông của học sinh lớp 1 nhưng cả giáo viên và phụ huynh tranh cãi chưa có hồi kết.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.