Có mặt ở Sơn La sau khi cơ quan công an ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với 5 cán bộ ngành giáo dục của tỉnh nhà, chúng tôi cảm nhận được sự đồng lòng, tinh thần làm việc nghiêm minh, không bao che của cơ quan chức năng trước sai phạm của một số cán bộ ngành giáo dục tỉnh nhà.
Chị Hoàng Thị Son (TP.Sơn La) nói: “Tôi rất hoan nghênh tinh thần làm việc nghiêm túc, không có vùng cấm trong việc xử lý sự việc này. Những ngày qua, người dân chúng tôi cảm thấy vô cùng bức xúc trước việc đổi trắng thay đen của những người có chức có quyền trong ngành giáo dục tỉnh”.
“Tôi cũng mong rằng, cơ quan công an sẽ làm sáng tỏ sự việc. Cần làm rõ động cơ, mục đích của việc sửa điểm, sửa bài này. Chắc chắn động cơ sẽ không trong sáng. Những người này họ đã được hưởng lợi gì từ việc sửa điểm, hay còn ai liên quan đến việc này hay không thì cần làm rõ”, chị Son nói.
Dư luận đang đặt câu hỏi có hay không một đường dây chạy điểm ở Sơn La. |
Là người có cháu vừa kết thúc kỳ thi, ông Ngô Văn Chuyên nói: “Một đất nước phát triển cần có một nền giáo dục phát triển, muốn thế thì nền giáo dục ấy phải trong sạch. Việc đưa những người này ra chịu trách nhiệm trước pháp luật thể hiện động thái kiên quyết, nghiêm minh. Tôi băn khoăn rằng, có hay không một đường dây chạy điểm ở địa phương tôi? Điều này thì cần công an làm rõ”.
Một người có nhiều năm gắn bó trong ngành giáo dục, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT tỏ ra vô cùng đau xót trước những gì mà ngành giáo dục phải chịu đựng trong thời gian vừa qua. Ông cho rằng, những “con sâu” này đã làm ảnh hưởng đến sự nỗ lực, cố gắng của cả ngành giáo dục cũng như xã hội.
“Cần xử lý nghiêm minh để làm gương cho xã hội, có như vậy những năm sau mới không có người dám làm liều nữa. Công an cũng cần làm rõ, lý do tại sao họ bất chấp tất cả để làm điều đó?”, ông Khuyến đặt câu hỏi.
Đóng góp sâu hơn về chuyên môn, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học cho rằng, trong năm tiếp theo bộ GD&ĐT cần rút kinh nghiệm trong việc làm đề thi.
“Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm, đã tìm ra những kẽ hở, những điểm còn thiếu sót trong quy trình và đề thi. Hướng đi là đúng nhưng kĩ thuật đề thi còn chưa hoàn thiện để đề thi gọi là chuẩn hóa. Đề thi chuẩn hóa là đề thi năm nay và năm sau tương đương nhau chứ không có chuyện năm ngoái dễ quá, năm nay khó quá nên kết quả thi năm ngoái là không thể dùng chung được. Rồi là những lỗ hổng trong quy trình chấm thi đã được thể hiện ở Sơn La và Hà Giang", ông Khuyến đề xuất.
“Từ sang năm, phải có khâu giám sát về các phòng thi. Lâu nay, cứ giám sát trong khuôn khổ của ngành giáo dục, thanh tra cử người giám sát. Hiện nay, đang có chuyện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, nếu như vậy thì phải làm đến cùng vì đó là trách nhiệm xã hội. Tôi thấy phải công khai và có sự giám sát từ phía xã hội. Để được như vậy, phải có sự tham gia giám sát từ phía báo chí”, TS Khuyến khẳng định.
'Một số bài thi trắc nghiệm ở Hòa Bình có dấu hiệu bị can thiệp để thay đổi điểm'
Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT vừa xác nhận, Bộ đã phát hiện dấu hiệu bất thường ở khâu chấm ... |
Hòa Bình: Công an làm việc với 5 người, xác minh điểm bất thường trong chấm thi THPT quốc gia
Chiều 2/8, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình đã chia sẻ một số ý kiến trước thông tin cho rằng, điểm thi THPT 2018 tại ... |
Tổng kết năm học, Bộ Giáo dục chỉ rõ những hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia 2018
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, cần phải rà soát, đánh giá nghiêm túc và xử lý tiêu cực phát sinh trong kỳ thi ... |
Thi THPT quốc gia 2019: Đề xuất chấm tập trung để giảm tiêu cực
Sau khi tiêu cực thi cử ở Hà Giang, Sơn La vừa qua bị phanh phui, nhiều ý kiến góp ý cho kỳ thi THPT ... |