Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học | |
'Giảng viên dưới 40 tuổi phải khá ngoại ngữ' | |
Ngỡ ngàng trước vẻ ngoài 'soái ca' của giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội |
Sản phẩm mứt từ thanh long của cô trò trường Cao đẳng Công thương đã nhận được đánh giá cao trong Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo TP.HCM. Nhiều người không ngần ngại tỏ rõ sự ngưỡng mộ với sản phẩm mà giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng Công thương dày công nghiên cứu, sản xuất.
Cô Nguyễn Thị Sao Ly (giảng viên ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Công nghệ hóa học, trường Cao đẳng Công thương) chia sẻ: “Việt Nam trồng rất nhiều thanh long nhưng đến mùa thì giá lại rẻ, người dân phải bỏ ngoài đường cho bò ăn, giá 10.000đ/3 kg nên tôi nghĩ việc sử dụng thanh long tươi không mang lại giá trị kinh tế cao.
Ý tưởng của tôi là làm ra mứt để cùng với doanh nghiệp nào đó thu mua được nhiều thanh long, người dân khỏi phải vất vả trong việc tìm đầu ra. Xa hơn nữa, tôi muốn làm ra sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế cho cây thanh long”.
Sinh viên Hồ Kim Tú cho biết thêm: “Thanh long là một trong những loại trái cây có giá trị xuất khẩu lớn nhưng đến mùa thì lượng hàng đủ chất lượng xuất khẩu rất ít, hàng không đạt thì bị dạt về nhiều. Việc dạt về như vậy lại không được tận thu, bỏ thì phí. Chúng em muốn tận thu thanh long nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng kinh tế cho cây thanh long, đồng thời tạo việc làm cho người dân Việt Nam”.
Ý tưởng của cô Sao Ly bắt đầu cách đây 6 tháng trong thực hiện cuộc nghiên cứu khoa học tại trường, sau khi được duyệt thì cô đã cùng với các sinh viên bắt tay vào thực hiện nó.
Mứt làm từ thanh long. Ảnh Công Tuấn. |
Đối với sản phẩm mứt, cô trò trường Cao đẳng Công thương tiến hành rửa sạch thanh long qua vòi nước chảy, sau đó cắt ra rồi trữ đông ở nhiệt độ -18 độ C. Tiếp tục mang đi rã đông rồi đi qua chần, trong nước chần cho thêm muối rồi nhào với đường (tỉ lệ đường cũng tùy theo sở thích của mỗi người nhưng ít nhất là trên 50% đường thì sản phẩm mới tạo được độ kết dính). Cuối cùng, mang đi sấy để thành phẩm.
Với quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và kiên trì, giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng Công thương cùng đã thành công trong việc sản xuất mứt với giá trị dinh dưỡng cao, ngon – rẻ, nhận được phản hồi tích cực từ phía quan khách. Đây chính là tín hiệu đáng mừng trong việc tạo ra những sản phẩm hỗ trợ đầu ra cho người nông dân Việt Nam, nâng cao giá trị kinh tế cây thanh long.