Ảnh minh họa/internet |
Xây dựng chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh
Về hình thức triển khai, Sở GD&ĐT xây dựng chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đồng thời, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn dàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.
Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiên thông tin truyền thông khác. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Công tác phối hợp tư vấn tâm lý
Sở GD&ĐT yêu cầu cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha me học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.
Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý.
Bố trí giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn tâm lý
Nhà trường có tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vân tâm lý cho học sinh. Thành phần tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nghị lực mùa thi: Ước mơ của một nữ sinh mồ côi
Như cánh chim non bơ vơ mất nơi nương tựa, nữ sinh mồ côi từng muốn buông xuôi mọi thứ, kể cả việc đến trường... |
Học sinh gửi đơn thỉnh nguyện yêu cầu bỏ bài tập về nhà
Vì học hành áp lực và căng thẳng, hai học sinh tiểu học ở Mỹ đã viết đơn thỉnh nguyện yêu cầu bỏ bài tập ... |
Phụ huynh Sài Gòn cùng học sinh chạy đua vào lớp 10 công lập
Phụ huynh mạnh tay chi tiền, tìm lớp luyện thi cho con. Thí sinh học miệt mài từ sáng đến khuya, chuẩn bị cho kỳ ... |