Công sở: Hãy 'bơ' những đồng nghiệp tiêu cực

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự tiêu cực có thể lan truyền và tác động đến người khác nhanh hơn sự tích cực. Vì thế, các để chống lại những đồng nghiệp có tính tiêu cực là hãy “bơ” họ đi.

Những đồng nghiệp tiêu cực thường có hành vi như thế nào?

Để nhận diện một đồng nghiệp có tính tiêu cực không khó. Hầu hết những người khiến người khác cảm thấy khó chịu về cách hành xử của họ đều được gọi là người tiêu cực. Những tính xấu không phù hợp với những quy chuẩn chung của xã hội như: khoác lác, lười biếng, ỷ lại, kiêu ngạo quá mức, tiểu nhân, nịnh nọt... là nhóm tính cách tiêu cực.

Làm thế nào để “bơ” họ đi?

Với đồng nghiệp thích gây sự chú ý

Nhóm người này có xu hướng thích thể hiện và bằng mọi cách để lôi kéo sự chú ý của người khác vào bản thân mình. Không khó để nhận ra những người thích gây chú ý: Họ thường nói nhiều (nhưng cách nói chuyện rất nhạt nhẽo), thích ăn mặc nổi bật (nhưng thường là rất thiếu thẩm mĩ), hay chen ngang cuộc trao đổi của người khác, thích tỏ vẻ, làm dáng với sếp hoặc đồng nghiệp.

Bạn nên làm gì nếu gặp phải dạng đồng nghiệp này? Đơn giản là không quan tâm đến họ, mặc kệ họ với câu chuyện nhạt nhẽo của chính họ, không tham gia vào các câu chuyện do họ khởi xướng, không bình phẩm hay tỏ ra quan tâm đến họ.

Với đồng nghiệp có tính hiếu thắng, kiêu ngạo

cong so hay bo nhung dong nghiep tieu cuc

Kiêu ngạo thường đi kèm với tính hiếu thắng. Đồng nghiệp nào có tính cách này thường gây ra sự khó chịu với người khác, bản thân họ cũng không thể (hoặc không muốn) sửa chữa tính xấu đó. Họ thường đẩy mọi cuộc tranh luận trở thành tranh cãi vì họ luôn khẳng định mình đúng, việc thừa nhận sai lầm giống như một “cái tát” vào lòng tự tôn của họ.

Với những đồng nghiệp luôn tỏ ra mình đúng và bỏ ngoài tai mọi ý kiến thì cách tốt nhất để “bơ” họ là ngưng tranh luận, không cần cố gắng chứng minh bản thân họ sai, tránh thân mật và khuyên giải bởi họ sẽ không màng đến lời khuyên của bạn đâu.

Với đồng nghiệp có tính khoác lác, chém gió

cong so hay bo nhung dong nghiep tieu cuc

Mẫu đồng nghiệp này không hiếm ở công sở. Bản chất họ là người thiếu tự tin nên thường phải tự tâng bốc chính mình bằng những câu chuyện ảo tưởng. Có nhiều đồng nghiệp khoác lác đã được liệt vào danh sách “kẻ làm trò mua vui” chốn công sở, chẳng ai có nhu cầu tin tưởng hoặc ngưỡng mộ một kẻ dối trá cả. Bạn chẳng cần làm gì để đối phó với những kẻ khoác lác, đừng tin vào những lời họ nói là được. Làm sao để biết họ là kẻ khoác lác ư? Thời gian và sự tinh tế của bạn sẽ trả lời, nếu như bạn là kẻ thông minh.

Với đồng nghiệp có tính nịnh nọt, lợi dụng

Nếu bạn không phải là sếp thì có thể yên tâm một chút, bởi thông thường những kẻ thích nịnh nọt, bợ đỡ người khác thường có xu hướng nịnh nọt cấp trên hòng được lợi về bản thân mình. Chúng ta, ai cũng thích được khen ngợi, lời khen đúng cho chúng ta động lực, lời khen không đúng chỗ khiến chúng ta mù quáng, ảo tưởng về mình. Những kẻ nịnh nọt luôn biết làm hài lòng người khác, từ đồng nghiệp cho đến cấp trên, nhưng đó không phải là bản chất thật của họ, bên trong động cơ ấy là do họ muốn có được sự tín nhiệm của người khác để mưu lợi cho bản thân mình.

cong so hay bo nhung dong nghiep tieu cuc

Cẩn trọng nhất trong công sở chính là loại người này, vì mưu lợi cá nhân mà sẵn sàng sống trái bản chất. Làm sao để nhận ra họ? Không khó, hãy để ý xem những khi họ khen ngợi bạn, họ muốn làm thân với bạn, sau đó họ có nhờ vả gì bạn không? Hãy để ý đến cách họ đối xử với những người xung quanh xem có giống như đối xử với bạn không? Hãy xem những “tiếng bấc tiếng chì” có nói đến tai bạn không?

Có nhiều kẻ nịnh nọt bị “lòi đuôi” thì thói bợ đỡ, nâng người này lên dìm người kia xuống. Hậu quả là cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Bạn nên làm gì? Với kiểu người này, tốt nhất là bạn nên tránh xa, không chia sẻ, không quan tâm đến lời nói của họ, hãy “bơ” họ đi.

Điều quan trọng nhất trong bài viết này chính là nhìn lại bản thân mình để xem chúng ta có bị “dính” lỗi nào kể trên không, nếu có, hãy sửa mình ngay lập tức nếu không muốn bị đồng nghiệp “bơ” bạn.

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.