Công thức khiến trẻ kém thông minh, thậm chí càng ngày càng tụt hậu

Bố mẹ đang vô tình khiến trẻ kém thông minh, kém phát triển đi bằng những thói quen và lầm tưởng sau.

Vì quá mệt mỏi với những quảng cáo liên tục đập vào mắt các cha mẹ rằng họ cần gửi con học toán trung tâm sớm, hay thậm chí có thể đo được “chỉ số não” rồi từ đó khuyên cha mẹ nên làm gì (chủ yếu là bỏ tiền mua dịch vụ giáo dục), phải dạy chữ càng sớm càng tốt, các chia sẻ về các tờ worksheet để trẻ tập viết và làm bài để tăng cường trí thông minh, các cách phạt trẻ “thông minh”, coi iPad như một công cụ giáo dục quan trọng,… tôi quyết định viết bài này. Những điều cấm kỵ với trẻ dưới 6 tuổi, đa phần vẫn đúng với trẻ lớn sau đây nên được in ra và treo trên tường để nhắc nhở cả gia đình.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

1. Ngăn cản trẻ chơi và vận động

Vận động và chơi là một phần thiết yếu để giúp trẻ phát triển não tốt. Qua vận động và chơi, trẻ có những trải nghiệm đa dạng để phát triển giác quan, thể chất, tương tác xã hội (khi chơi cùng người khác), ngôn ngữ (trẻ luôn tự mô tả lại mình đang làm gì hoặc tự nói chuyện nếu chơi một mình), và nhận thức. Nhận thức phải đến từ trải nghiệm trực tiếp, không đến từ những lời giảng giải, thủ thỉ trước khi đi ngủ của cha mẹ, hay đến chủ yếu từ sách, thẻ,…

Chơi không phải là vô ích. Chơi là thiết yếu. Càng ít chơi, học càng dốt. Càng ít vận động, tập trung càng khó. Với những trẻ không thể tập trung học và nhận thức chậm, gia đình hãy tự xem xét lại xem: Có phải hiện tại và trong những năm qua con đã và đang bị kìm hãm vận động, giải tỏa năng lượng? Có phải con đã bị ngăn cản chơi theo cách của con, và thời gian rảnh tự chơi quá ít?

2. Liên tục chỉ huy trẻ phải làm gì

Những đứa trẻ bị ngăn cản thái quá sẽ có hai trạng thái: một là trở nên ù lì, không thiết gì nữa, và hai là bức bối, khó chịu, bướng bỉnh. Người lớn cần bảo đảm an toàn cho trẻ, nhưng trong giới hạn an toàn cần tạo điều kiện cho trẻ tự chủ động chơi và lựa chọn hoạt động. Đừng phán xét là trẻ chơi sai hay chơi không hay. Suy cho cùng, ai đang chơi?

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

3. Không quan tâm đến cảm xúc trẻ

Muốn trẻ phát triển tốt, một trong những yếu tố thiết yếu là cảm xúc của trẻ. Cảm xúc luôn là nhu cầu được ưu tiên hơn nhận thức. Nếu cảm xúc tiêu cực quá mạnh khiến trẻ mất cân bằng và trẻ không có dấu hiệu tự ổn định, thì người lớn phải giúp đỡ. Quở mắng rằng trẻ cần phải học, phải tập trung, phải ngoan ngoãn, sẽ không cải thiện được hành vi của trẻ, mà chỉ có thể gây thêm áp lực.

Nhiều cha mẹ vẫn còn tin tưởng rằng áp lực là cách đúng đắn để dạy trẻ. Khi chịu áp lực, trẻ chỉ thực hiện hành vi vì sợ, giống như chúng ta ngày nhỏ vẫn học để “đối phó”, kiểm tra xong là quên sạch.

Cảm xúc tiêu cực đóng chặt cánh cửa nhận thức. Muốn trẻ phát triển nhận thức tốt, cảm xúc phải ổn định, tâm trạng phải thoải mái, cơ thể và tâm trí phải thả lỏng.

4. Không hoặc ít nói chuyện với trẻ

Nói chuyện với trẻ, lắng nghe và thảo luận các nội dung đơn giản là cách hiệu quả nhất để người lớn dạy trẻ ngôn ngữ, tương tác, và tư duy. Tư duy phải đi kèm với những trải nghiệm của trẻ. Bởi vậy, nếu người lớn cố nói về những thứ xa vời, trừu tượng hoặc khó, trẻ sẽ không nghe nữa, cũng như việc giảng giải khi trẻ chưa có trải nghiệm và chưa tự đúc kết được thì hoàn toàn vô ích. Vậy đừng trách trẻ vào tai này, ra tai kia.

Nhiều gia đình vẫn còn tin rằng trí thông minh được hình thành ở trên lớp với các bài tập. Tới khi con hỏi câu gì, có những cha mẹ gạt phăng đi, cho rằng đó là câu hỏi vớ vẩn, hoặc không chú ý nói chuyện với con vì cho rằng những mối quan tâm của con là của trẻ con, không xứng đáng được ghi nhận.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

5. Thường xuyên mắng mỏ, gây áp lực, trừng phạt trẻ

Mức độ trừng phạt và áp lực càng lớn, trí thông minh càng không có cơ hội phát triển. Trái với niềm tin của rất nhiều người, chỉ số IQ không có ý nghĩa mấy, và trí thông minh không hề bất biến. Yếu tố đầu tiên làm nền tảng cho trí thông minh của trẻ là một môi trường yêu thương, tôn trọng trẻ với những người lớn hiểu trẻ. Nếu không làm được điều này, đừng mong trẻ thông minh.

6. Ngăn cản trẻ mắc lỗi

Mắc lỗi là một phần tự nhiên và lành mạnh của quá trình học hỏi. Tuy vậy, các cha mẹ thường ngại, không muốn con mắc lỗi vì cho rằng như thế là sai, xấu, vô kỷ luật, bẩn thỉu, không vệ sinh, nếu thế này thì về sau sẽ… Chỉ có qua trải nghiệm thực tế và mắc lỗi thì trẻ mới có thể rút kinh nghiệm và hiểu rằng việc gì nên làm, và hậu quả của mỗi lựa chọn sẽ là gì.

Bên cạnh đó, nhều người lớn cũng có thói quen làm hộ mọi thứ liên tục cho trẻ; trẻ sẽ sinh ra ỷ lại, lười nhác, ngại khó, không biết cách tự giải quyết vấn đề, ngại thử, chỉ chờ người lớn chỉ cho cách để làm, không vượt qua được cảm giác khó chịu, dễ bỏ cuộc, không tự tin vào chính mình, và không học được ý thức trách nhiệm.

Khi trẻ mắc lỗi, hãy bao dung với trẻ và cùng trẻ thảo luận xem việc gì đã xảy ra, tại sao lại như vậy và lần sau trẻ có thể làm được gì tốt hơn. Quá trình thử-sai-rút kinh nghiệm là quá trình lâu dài. Đừng mất kiên nhẫn mà phá hỏng tiến trình tự nhiên.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

7. Bắt ép trẻ tham gia các hoạt động trái ý muốn

Trẻ học hiệu quả nhất khi chúng được lựa chọn, tham gia các hoạt động đúng theo sự sẵn sàng, sự hứng thú và mối quan tâm. Một lỗi lầm rất nhiều gia đình mắc phải là đóng tiền cho con đi học ở trung tâm đâu đó, con có phản hồi là không thích, và cha mẹ trách con là “cả thèm chóng chán” mà không xem xét nguyên nhân tại sao. Cha mẹ tiếc tiền, lại cố ép con học nốt. Càng học, đứa trẻ càng ức chế, chán chường; một số bắt đầu gây rối ở trên lớp. Cha mẹ không hiểu, càng ép: một vòng luẩn quẩn bắt đầu. Đứa trẻ càng sợ môn học đó do đã có quá nhiều cảm xúc tiêu cực chất chứa.

Khi trẻ không sẵn sàng, không hứng thú, không quan tâm, thì có nghĩa là thời điểm sai hoặc cách tiếp cận sai. Đừng đổ lỗi cho trẻ. Đừng lấy mong muốn của mình, đặc biệt là mong muốn con thông minh, phát triển nhanh, tài giỏi, thông minh, để ép buộc con học trong sự chống đối và nước mắt. Sẽ không có tác dụng.

8. Lạm dụng màn hình

Vấn đề lớn nhất với màn hình, bao gồm cả các ứng dụng giáo dục, là nó lấy đi thời gian chơi, vận động và tương tác xã hội của trẻ. Vì vậy, trẻ có thể trở nên đờ đẫn, chậm chạp, giao tiếp chậm, và bị phụ thuộc vào màn hình để giải trí, cũng như sinh ra các thói quen đòi hỏi vô lý.

Nghiên cứu phương Tây cho thấy trẻ Tây được xem nhiều chương trình tiếng mẹ đẻ khi nhận thức và ngôn ngữ chưa đủ thì không thể học được; với ngoại ngữ cũng vậy. Chương trình cần phù hợp về mặt nhận thức và ngôn ngữ, cha mẹ cần ngồi cùng để hỗ trợ, thời lượng nên giới hạn (30 phút – 1 giờ mỗi ngày), không nên cho trẻ dưới 2 xem. Nên có những mong đợi thực tế và đừng lạm dụng hình thức này.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

9. Bắt trẻ tham gia quá nhiều lớp học có tổ chức

Trẻ nhỏ dưới 6 (thậm chí 7-8, tùy trẻ vì mỗi trẻ một tốc độ phát triển) không thích hợp với các lớp học có tổ chức vì nó rất gò bó, đòi hỏi khả năng tập trung cao mà phần lớn trẻ chưa có (do não chưa đủ phát triển), lắng nghe-ghi nhớ nhiều. Các lớp học có tổ chức hấp dẫn được cha mẹ chủ yếu vì những gì họ hứa hẹn.

Nên hạn chế các lớp học kiểu này. Nên chọn lớp cho trẻ học qua chơi-vận động-tương tác nếu vẫn muốn chọn lớp, nhưng đừng mong đợi con mình sẽ thông minh đột xuất, xuất chúng, thiên tài nhờ 3 giờ mỗi tuần.

10. Bắt trẻ học đọc, viết sớm khi trẻ chưa sẵn sàng

Tôi không phản đối việc học đọc, viết nếu trẻ làm trên tinh thần tự nguyện, vì điều đó cho thấy chúng hứng thú và sẵn sàng.

Tôi phản đối việc cố dạy trẻ học đọc, viết trái mong muốn của chúng, và tưởng rằng càng đọc sớm, viết sớm thì trí thông minh sẽ càng phát triển. Giáo dục phương Tây giờ đây không còn coi flashcard hay Glenn Doman là gì nữa, chỉ đơn thuần là những kích thích thị giác nghèo nàn, không thể thay thế trải nghiệm thực. Trẻ sẵn sàng đọc hay viết lúc nào là do sự sẵn sàng tùy trẻ; người lớn không kiểm soát được tốc độ. Sớm hơn không phải là thông minh hơn.

Rồi cũng tới những sau đó khi những khác biệt bị san bằng. Trí thông minh không phải là câu chuyện sớm hay muộn với các kỹ năng như đọc, viết. (Những khác biệt ở trẻ đồng lứa ở lứa tuổi 5-12 có thể là khác biệt vài năm về tốc độ phát triển; mỗi một phương diện phát triển lại khác, mọi so sánh đều khập khiễng.)

Học đọc sớm (nhận diện chữ rồi nói được lên) thậm chí không liên quan lắm tới khả năng lĩnh hội. Lĩnh hội lại liên quan tới tư duy, nhận thức phát triển qua trải nghiệm giác quan trong thực tế cuộc sống.

Viết sớm cũng như vậy. Khi bàn tay trẻ chưa sẵn sàng (vì tốc độ sẵn sàng khác nhau, liên quan tới phát triển não), thì càng cố càng khổ. Hãy để trẻ viết, vẽ cái trẻ thích. Các kỹ năng vận động tinh qua các hoạt động chơi/trong cuộc sống hàng ngày đều sẽ phục vụ cho khả năng điều khiển tay khi viết.

Với trẻ 5 tuổi sắp học lớp 1, nếu trẻ chưa sẵn sàng, cha mẹ cũng đừng ép trẻ. Không giải quyết được gì, mà chỉ khiến con thêm sợ học. Hãy dạy con trong niềm vui, thay vì nỗi sợ rằng con sẽ không làm được gì, sẽ thua kém trẻ khác.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

11. Bắt ép trẻ học toán sớm

Học toán cũng vậy. Các con số mang tính biểu tượng. Nói như vẹt từ 1 tới 10 hay 20 hay 100 không phải là khả năng đếm. Trẻ 3 tuổi có thể đếm được tới 10 hay 20 nhưng chỉ là đếm vẹt, khả năng hiểu số lượng của trẻ tuổi này chỉ giới hạn ở mức 4-5.

Khi trẻ sẵn sàng cho các khái niệm trừu tượng, trẻ sẽ học. Sớm hơn không để làm gì khi trẻ không hiểu.

Ngày nhỏ hồi 4 tuổi, tôi nhớ tôi được khen giỏi vì nhớ được một phần của bảng cửu chương. Nhưng khi đó tôi hoàn toàn nhớ và nhắc lại, chứ không hiểu gì cả. Vì vậy, tôi nhanh chóng quên, và tới lớp 3 lại học lại như mới.

Muốn hỗ trợ trẻ nhỏ làm quen với toán, chỉ cần đơn giản cùng trẻ đếm bậc thang, đếm ngón tay, yêu cầu trẻ lấy hai cái thìa,… và những tình huống có tính thực tế có ý nghĩa.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

12. Dạy trẻ nhỏ ngoại ngữ qua lắng nghe-nhắc lại

Đừng dạy theo cách này nếu bạn không muốn phải vất vả, mất kiên nhẫn và bực bội với con. Cũng giống như các kỹ năng khác, nếu việc dạy chỉ là học vẹt, nghe-ghi nhớ-nhắc lại, thì hoàn toàn không có mấy ý nghĩa. Càng ít ý nghĩa và liên hệ với trải nghiệm trong đời sống của trẻ càng ít, trẻ sẽ càng chóng quên.

Chìa khóa với phát triển nhận thức và trí thông minh của trẻ là Ý NGHĨA với trẻ.

*Bài thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau

XEM THÊM

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau 5 trò chơi thú vị, 'cai nghiện tivi' cho bé thành công

Trang TheDadLab giới thiệu 5 trò chơi thú vị, đảm bảo bé sẽ thích mê và "cai nghiện" tivi thành công.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau Khác biệt giữa trẻ xem tivi nhiều và trẻ ít xem tivi khiến nhiều phụ huynh suy nghĩ

Loạt tranh so sánh sự khác biệt giữa trẻ hay xem tivi và ít xem tivi sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh phải suy nghĩ.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau Boomerang hay mũi tên: Bạn là kiểu phụ huynh nào?

Boomerang hay mũi tên? Hãy dũng cảm lựa chọn vì một tuổi già được nghỉ ngơi.

cong thuc khien tre kem thong minh tham chi cang ngay cang tut hau 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

chọn
Đất Xanh: Gem Riverside đã xong pháp lý và sắp mở bán
Đại diện Đất Xanh cho biết dự án Gem Riverside đã cơ bản hoàn thiện pháp lý, doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng từ quý III/2024.